Theo quy định của Bộ Xây dựng, nhiều loại công trình xây dựng phải có thiết kế lối đi riêng cho người khuyết tật. Quy định này nằm trong Văn bản QCVN 10:2014/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Theo quy định của Bộ Xây dựng, nhiều loại công trình xây dựng phải có thiết kế lối đi riêng cho người khuyết tật. Quy định này nằm trong Văn bản QCVN 10:2014/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Công viên bờ sông Nguyễn Văn Trị sau khi lát lại vỉa hè, một đoạn dài không có lối đi lên dành cho xe lăn, cần bổ sung thêm |
Quy định nêu rõ, quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo lại các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Các công trình cụ thể bao gồm: nhà chung cư, công trình công cộng, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục, thể thao; công trình khách sạn, thương mại, dịch vụ; nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại một số công trình đô thị, lối đi cho người khuyết tật vẫn còn thiếu. Điều này, vô hình chung làm người khuyết tật càng thêm khó khăn trong di chuyển. Dưới đây là một số hình ảnh trên địa bàn TP.Biên Hòa.
Một vài hình ảnh không có lối đi dành cho người khuyết tật
Tương tự, di tích Đài kỷ niệm trước Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh cũng thiếu lối đi lên cho xe lăn |
Sảnh chính một công sở ở Biên Hòa không có thiết kế khu vực dành cho xe lăn di chuyển lên |
Một chung cư có lối đi dành riêng cho người khuyết tật bên cạnh sảnh chính vào nhà. Việc thiết kế lối đi như vậy có thể giúp người ngồi xe lăn di chuyển được dễ dàng hơn |
Văn Gia