Báo Đồng Nai điện tử
En

Thông điệp của niềm tin và hy vọng

11:02, 14/02/2020

Các độc giả Việt Nam suốt nhiều thế hệ đã không còn xa lạ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn người Mỹ O. Henry. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng cũng đã được đưa vào chương trình văn học lớp 8 (tập 1). Đó là một câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn, thể hiện khát khao mãnh liệt của niềm tin và hy vọng.

Các độc giả Việt Nam suốt nhiều thế hệ đã không còn xa lạ với truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn người Mỹ O. Henry. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng cũng đã được đưa vào chương trình văn học lớp 8 (tập 1). Đó là một câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn, thể hiện khát khao mãnh liệt của niềm tin và hy vọng.

Bìa sách Chiếc lá cuối cùng
Bìa sách Chiếc lá cuối cùng

Bối cảnh của truyện là một khu của TP.New York, Mỹ. Ở đó có 2 nữ họa sĩ trẻ là Sue và Johnsy sống trong một khu nhà trọ. Cùng khu vực này có người họa sĩ già là Behrman cùng sinh sống. Người họa sĩ già ấy có một khát khao là trong cuộc đời mình, cụ sẽ vẽ được một kiệt tác để đời.

Mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh viêm phổi rất nặng. Căn bệnh quái ác đã giày vò thể xác và tâm hồn cô, nó làm cho Johnsy kiệt quệ và tuyệt vọng đến mức nghĩ mình sẽ chết. Nằm trên giường bệnh, cô nhìn ra bên ngoài, nơi có những chiếc lá thường xuân rụng xuống. Johnsy có một suy nghĩ rằng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cành rụng xuống thì khi ấy cô sẽ lìa đời.

Mặc cho người bạn của mình là Sue lo lắng chạy chữa và động viên, Johnsy vẫn đầy bi quan. Hằng ngày, cô âm thầm đếm từng chiếc lá thường xuân lìa cành. Sau khi biết ý nghĩ điên rồ đó của Johnsy, cụ họa sĩ Behrman đã âm thm thc sut đêm trong mưa gió bão bùng để v chiếc lá thường xuân giống như thật. Và rồi, sau một đêm bão lớn, lạ thay, chiếc lá cuối cùng đã không rụng xuống. Johnsy bắt đầu suy nghĩ lại, trong cô lại dấy lên niềm hy vọng muốn được sng, được sáng to. Từ niềm tin mãnh liệt ấy, Johnsy đã chiến thắng bệnh tật và từ cõi chết trở về.

Hơn 1 tháng qua, dch Covid-19 hoành hành dữ dội ở Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc) và lan ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nơi trung tâm của dịch bệnh, qua báo chí và truyền thông, thế giới đã chứng kiến rất nhiều bác sĩ, điu dưỡng đã và đang ngày đêm n lc hết mình để cu cha người bnh. Trong khi mi người hong lon và tìm mi cách để thoát khi tâm đim ca dch bnh khng khiếp này, thì hàng ngàn bác sĩ, điu dưỡng khp mi nơi đã tình nguyn đi v vùng ”tâm bão” dch bnh. Tt c h đều có gia đình, có người thân, và tt nhiên h đều mong mun an toàn cho bn thân và gia đình. Thế nhưng, khi đã khoác lên người chiếc áo blouse, khi đã mang theo lời thề Hippocrates, họ đã dn thân vào nơi nguy him nht. Đó va là thiên chc thiêng liêng, cao quý ca ngh nghip, va là nim tin mãnh lit rng chúng ta rồi sẽ chiến thắng bệnh dịch tai quái này.

Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Johnsy đã từ cõi chết trở về bởi cô có niềm tin mãnh liệt, nhưng thật đau đớn, người họa sĩ già Behrman ấy đã không qua khỏi vì nhiễm bệnh sau cái đêm cật lực để sáng tạo ra kiệt tác chiếc lá cuối cùng ấy. Trong những ngày dịch bệnh hoành hành này, thông điệp mà tác phẩm Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đó là trong bất luận hoàn cảnh nào, kể cả khi đối mặt với sự sống và cái chết trong tuyệt vọng, nếu còn giữ được niềm tin thì con người sẽ vượt qua và chiến thắng.    

Vũ Trung Kiên

Tin xem nhiều