Cách đây hơn nửa thế kỷ, báo Tiền Phong số 190, ra từ ngày 1-4/6/1957 đã trang trọng in trên trang nhất bức ảnh “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” chụp Bác Hồ kính yêu cùng một bé gái khoảng 5 tuổi, mặc váy màu trắng có đôi mắt to, đen láy đang cầm cành hoa hồng.
Bà Vương Phong và bức ảnh quý chụp với Bác Hồ khi xưa. Ảnh: Xuân Vịnh/Vietnam+)
Cách đây hơn nửa thế kỷ, báo Tiền Phong số 190, ra từ ngày 1-4/6/1957 đã trang trọng in trên trang nhất bức ảnh “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” chụp Bác Hồ kính yêu cùng một bé gái khoảng 5 tuổi, mặc váy màu trắng có đôi mắt to, đen láy đang cầm cành hoa hồng.
Bức ảnh, của tác giả Mai Nam, minh họa cho bài viết “Một bức thư của các bạn nhỏ ở Mátxcơva nhân ngày 1/6.”
Do bức ảnh in trên báo khi đó không chú thích cụ thể nên nhiều người không biết nhân vật đặc biệt đã vinh dự được chụp ảnh với Bác Hồ chính là cô bé Tiểu Hồng, con gái của nhà báo Vương Duy Chân, nguyên Trưởng Phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội từ năm 1955-1960.
Tìm lại người trong ảnh
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, kỷ niệm về những người bạn Việt Nam cùng Thủ đô Hà Nội thơ mộng vẫn mãi mãi khắc sâu trong trái tim cô bé Tiểu Hồng khi xưa và bà Vương Phong đang sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc) hiện nay.
Đầu năm 2013, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình cố nhà báo Vương Duy Chân tại Bắc Kinh và bất ngờ được nghe bà Vương Phong, con gái của nhà báo xúc động kể lại giây phút vinh dự được gặp Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội gần 60 năm về trước. Đặc biệt hơn, bà Vương Phong còn cho biết mình chính là cô bé Tiểu Hồng, nhân vật đặc biệt trong bức ảnh “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” in trên báo Tiền phong năm 1957.
Năm tháng đã dần lùi xa, nhưng bà Vương Phong vẫn nhớ như in giây phút vô cùng xúc động mà mình vinh dự được gặp Bác Hồ tại sân bay Gia Lâm ngày 20/5/1957. Bà Vương Phong cho biết, vào năm 1956, khi đó bà hơn 5 tuổi, được theo phụ thân là nhà báo Vương Duy Chân sang công tác tại Phân xã Tân Hoa Xã ở Thủ đô Hà Nội.
Cô bé Tiểu Hồng khi đó mặc dù còn rất nhỏ nhưng qua sự giới thiệu cũng như những câu chuyện kể của cha mình hàng ngày đã cảm thấy vô cùng khâm phục các nhân vật anh hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hình ảnh Bác Hồ giản dị mà vô cùng kính yêu cũng theo đó dần khắc sâu trong tâm trí của Tiểu Hồng. Cô bé thầm nghĩ mình nhất định sẽ phải gặp bằng được con người vĩ đại đó. Cuối cùng, cơ hội đã đến khi Nguyên soái Liên Xô Kliment Yefremovich Voroshilov (1881-1969) sang thăm Việt Nam vào tháng 5/1957. Sau khi nghe phụ thân nói Bác Hồ hôm nay sẽ ra sân bay Gia Lâm đón khách, Tiểu Hồng muốn gặp Người thì hãy nhanh chóng chuẩn bị, cô bé lập tức thay chiếc váy màu trắng mà mình yêu thích nhất, ra vườn hái một cành hoa hồng mang theo rồi cùng cha ra sân bay.
Tại sân bay Gia Lâm, do phải tác nghiệp để đưa tin phản ánh về chuyến thăm tới Việt Nam của Nguyên soái Voroshilov nên nhà báo Vương Duy Chân đã để cô con gái Tiểu Hồng của mình đứng cùng với gia đình Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam La Quý Ba. Trong lúc chờ máy bay đến, bé Tiểu Hồng bỗng nghe thấy mọi người hô to “Hồ Chủ tịch đến rồi! Bác Hồ đến rồi!” và đồng loạt vỗ tay hoan hô. Lúc đó, cô đã nhìn thấy Bác Hồ - một ông cụ râu tóc bạc phơ - đang ung dung đi đến nên vui mừng nhảy lên gọi to :" Bác Hồ! Bác Hồ!" và cầm cành hoa vẫy liên tục.
Cho đến tận bây giờ, bà Vương Phong vẫn nhớ như in hình ảnh ngộ nghĩnh của mình và những gì diễn ra sau đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến nói chuyện với Đại sứ La Quý Ba và phát hiện ra bé Tiểu Hồng đáng yêu đang đứng bên cạnh đang liên tục gọi “Bác Hồ! Bác Hồ” bằng tiếng Trung. Bác cúi xuống, dẫn Tiểu Hồng ra khỏi đội hình đang xếp hàng chuẩn bị đón khách và hỏi: “Cháu mấy tuổi rồi? Cháu có thích Việt Nam không?”
Ngay lập tức bé Tiểu Hồng trả lời: “Cháu thích Việt Nam! Cháu yêu Bác Hồ.”
Lúc này rất nhiều phóng viên đang có mặt tại sân bay chạy đến và đèn flas của các máy ảnh chớp sáng liên tục. Bác Hồ lại âu yếm hỏi: “Cháu có biết tiếng Việt Nam không?” Tiểu Hồng đáp “Cháu có!” và nói liền một mạch cả ba câu mà mình đã học thuộc mặc dù chưa biết nghĩa của chúng là gì: “Ăn cơm chưa? Ăn cơm rồi! Chào đồng chí!” Nghe vậy, Bác Hồ và mọi người xung quanh đều bật cười vui vẻ.
Sau này, mỗi khi nhớ lại giây phút đó bà Vương Phong đều cảm thấy vô cùng xúc động, hình ảnh kính yêu của Bác Hồ cùng những câu nói nghộ nghĩnh “tự hỏi, tự trả lời” của một cô bé 5 tuổi mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm.
Giây phút cô bé Tiểu Hồng được gặp Bác Hồ tại sân bay Gia Lâm khi đó đã được rất nhiều phóng viên đang có mặt tại đây ghi vào ống kính máy ảnh và sau đó tặng lại cho nhà báo Vương Duy Chân.
Bà Vương Phong cho biết bức ảnh “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” đăng trên báo Tiền Phong nhân ngày 1/6/1957 kể trên chính là khoảnh khắc Bác Hồ bật cười vui vẻ khi nghe Tiểu Hồng nói “Ăn cơm chưa? Ăn cơm rồi! Chào đồng chí!”
Tờ báo này đã được nhà báo Vương Duy Chân sưu tầm và tự tay ghi vào bên cạnh dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tiểu Hồng.”
Hiện nay, tờ báo vẫn đang được bà Vương Phong trân trọng lưu giữ và coi như bảo vật vô cùng quý giá của bản thân cũng như cả gia đình.
Ngoài ra, bà Vương Phong hiện cũng đang lưu giữ một số tấm hình khác cùng chụp khoảnh khắc được gặp Bác Hồ ở các góc độ khác nhau, trong đó có hai bức ảnh do Phóng viên ảnh Tạ Sỹ Phong của thuộc Tân Hoa Việt báo chụp sau đó tặng lại cho nhà báo Vương Duy Chân.
"Bác Hồ kính yêu mãi mãi trong trái tim tôi"
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, bà Vương Phong hiện đang sống cùng mẹ và con trai tại một khu phố yên tĩnh nằm ở khu vực phía Tây của thủ đô Bắc Kinh. Trong căn nhà tập thể giản dị này, chúng tôi thấy rất nhiều hình ảnh cũng như các bức tranh về phong cảnh Việt Nam và Thủ đô Hà Nội được chủ nhân nâng niu đặt tại những vị trí trang trọng.
Nhắc lại kỷ niệm được gặp Bác Hồ khi xưa, bà Vương Phong cho biết trong suốt những năm tháng sau này và cho đến tận bây giờ hình ảnh cùng nhân cách của Người vẫn mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm, mỗi ngày một thêm rực rỡ và vĩ đại hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giống như các lãnh đạo cách mạng tiền bối của Trung Quốc đều hy sinh tất cả cho nhân dân, cho tổ quốc, cho độc lập tự do và bình đẳng. Một sự hy sinh cao cả mà mọi lời nói, mọi lời ca đều khó có thể diễn đạt hoặc ngợi ca hết, mãi mãi được khắc ghi trong lòng mọi người.
Bà Vương Phong cho biết mình luôn cảm thấy tự hào khi kể lại cho bạn bè nghe về kỷ niệm quý báu của đời mình và thường nói với mọi người "Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam mãi mãi trong trái tim tôi."
Trong khi trò chuyện, chúng tôi lại vô cùng bất ngờ và trân trọng khi được biết bà Vương Phong không những yêu thích mà còn học thuộc và hát rất hay nhiều ca khúc Việt Nam. Bà cho biết khoảng năm 2000, bà đã có dịp quay lại thăm Việt Nam sau đó tự sưu tập, nhờ người dịch sang tiếng Trung một số bài hát nổi tiếng của Việt Nam như “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người,” “Hà Nội mùa Thu” và “Em ơi Hà Nội phố”… để về Trung Quốc giới thiệu và hát lại cho mọi người nghe./.
Bức ảnh, của tác giả Mai Nam, minh họa cho bài viết “Một bức thư của các bạn nhỏ ở Mátxcơva nhân ngày 1/6.”
Do bức ảnh in trên báo khi đó không chú thích cụ thể nên nhiều người không biết nhân vật đặc biệt đã vinh dự được chụp ảnh với Bác Hồ chính là cô bé Tiểu Hồng, con gái của nhà báo Vương Duy Chân, nguyên Trưởng Phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội từ năm 1955-1960.
Tìm lại người trong ảnh
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, kỷ niệm về những người bạn Việt Nam cùng Thủ đô Hà Nội thơ mộng vẫn mãi mãi khắc sâu trong trái tim cô bé Tiểu Hồng khi xưa và bà Vương Phong đang sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc) hiện nay.
Đầu năm 2013, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình cố nhà báo Vương Duy Chân tại Bắc Kinh và bất ngờ được nghe bà Vương Phong, con gái của nhà báo xúc động kể lại giây phút vinh dự được gặp Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội gần 60 năm về trước. Đặc biệt hơn, bà Vương Phong còn cho biết mình chính là cô bé Tiểu Hồng, nhân vật đặc biệt trong bức ảnh “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” in trên báo Tiền phong năm 1957.
Năm tháng đã dần lùi xa, nhưng bà Vương Phong vẫn nhớ như in giây phút vô cùng xúc động mà mình vinh dự được gặp Bác Hồ tại sân bay Gia Lâm ngày 20/5/1957. Bà Vương Phong cho biết, vào năm 1956, khi đó bà hơn 5 tuổi, được theo phụ thân là nhà báo Vương Duy Chân sang công tác tại Phân xã Tân Hoa Xã ở Thủ đô Hà Nội.
Cô bé Tiểu Hồng khi đó mặc dù còn rất nhỏ nhưng qua sự giới thiệu cũng như những câu chuyện kể của cha mình hàng ngày đã cảm thấy vô cùng khâm phục các nhân vật anh hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hình ảnh Bác Hồ giản dị mà vô cùng kính yêu cũng theo đó dần khắc sâu trong tâm trí của Tiểu Hồng. Cô bé thầm nghĩ mình nhất định sẽ phải gặp bằng được con người vĩ đại đó. Cuối cùng, cơ hội đã đến khi Nguyên soái Liên Xô Kliment Yefremovich Voroshilov (1881-1969) sang thăm Việt Nam vào tháng 5/1957. Sau khi nghe phụ thân nói Bác Hồ hôm nay sẽ ra sân bay Gia Lâm đón khách, Tiểu Hồng muốn gặp Người thì hãy nhanh chóng chuẩn bị, cô bé lập tức thay chiếc váy màu trắng mà mình yêu thích nhất, ra vườn hái một cành hoa hồng mang theo rồi cùng cha ra sân bay.
Tại sân bay Gia Lâm, do phải tác nghiệp để đưa tin phản ánh về chuyến thăm tới Việt Nam của Nguyên soái Voroshilov nên nhà báo Vương Duy Chân đã để cô con gái Tiểu Hồng của mình đứng cùng với gia đình Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam La Quý Ba. Trong lúc chờ máy bay đến, bé Tiểu Hồng bỗng nghe thấy mọi người hô to “Hồ Chủ tịch đến rồi! Bác Hồ đến rồi!” và đồng loạt vỗ tay hoan hô. Lúc đó, cô đã nhìn thấy Bác Hồ - một ông cụ râu tóc bạc phơ - đang ung dung đi đến nên vui mừng nhảy lên gọi to :" Bác Hồ! Bác Hồ!" và cầm cành hoa vẫy liên tục.
Cho đến tận bây giờ, bà Vương Phong vẫn nhớ như in hình ảnh ngộ nghĩnh của mình và những gì diễn ra sau đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến nói chuyện với Đại sứ La Quý Ba và phát hiện ra bé Tiểu Hồng đáng yêu đang đứng bên cạnh đang liên tục gọi “Bác Hồ! Bác Hồ” bằng tiếng Trung. Bác cúi xuống, dẫn Tiểu Hồng ra khỏi đội hình đang xếp hàng chuẩn bị đón khách và hỏi: “Cháu mấy tuổi rồi? Cháu có thích Việt Nam không?”
Ngay lập tức bé Tiểu Hồng trả lời: “Cháu thích Việt Nam! Cháu yêu Bác Hồ.”
Lúc này rất nhiều phóng viên đang có mặt tại sân bay chạy đến và đèn flas của các máy ảnh chớp sáng liên tục. Bác Hồ lại âu yếm hỏi: “Cháu có biết tiếng Việt Nam không?” Tiểu Hồng đáp “Cháu có!” và nói liền một mạch cả ba câu mà mình đã học thuộc mặc dù chưa biết nghĩa của chúng là gì: “Ăn cơm chưa? Ăn cơm rồi! Chào đồng chí!” Nghe vậy, Bác Hồ và mọi người xung quanh đều bật cười vui vẻ.
Sau này, mỗi khi nhớ lại giây phút đó bà Vương Phong đều cảm thấy vô cùng xúc động, hình ảnh kính yêu của Bác Hồ cùng những câu nói nghộ nghĩnh “tự hỏi, tự trả lời” của một cô bé 5 tuổi mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm.
Giây phút cô bé Tiểu Hồng được gặp Bác Hồ tại sân bay Gia Lâm khi đó đã được rất nhiều phóng viên đang có mặt tại đây ghi vào ống kính máy ảnh và sau đó tặng lại cho nhà báo Vương Duy Chân.
Bà Vương Phong cho biết bức ảnh “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” đăng trên báo Tiền Phong nhân ngày 1/6/1957 kể trên chính là khoảnh khắc Bác Hồ bật cười vui vẻ khi nghe Tiểu Hồng nói “Ăn cơm chưa? Ăn cơm rồi! Chào đồng chí!”
Tờ báo này đã được nhà báo Vương Duy Chân sưu tầm và tự tay ghi vào bên cạnh dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tiểu Hồng.”
Hiện nay, tờ báo vẫn đang được bà Vương Phong trân trọng lưu giữ và coi như bảo vật vô cùng quý giá của bản thân cũng như cả gia đình.
Ngoài ra, bà Vương Phong hiện cũng đang lưu giữ một số tấm hình khác cùng chụp khoảnh khắc được gặp Bác Hồ ở các góc độ khác nhau, trong đó có hai bức ảnh do Phóng viên ảnh Tạ Sỹ Phong của thuộc Tân Hoa Việt báo chụp sau đó tặng lại cho nhà báo Vương Duy Chân.
"Bác Hồ kính yêu mãi mãi trong trái tim tôi"
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, bà Vương Phong hiện đang sống cùng mẹ và con trai tại một khu phố yên tĩnh nằm ở khu vực phía Tây của thủ đô Bắc Kinh. Trong căn nhà tập thể giản dị này, chúng tôi thấy rất nhiều hình ảnh cũng như các bức tranh về phong cảnh Việt Nam và Thủ đô Hà Nội được chủ nhân nâng niu đặt tại những vị trí trang trọng.
Nhắc lại kỷ niệm được gặp Bác Hồ khi xưa, bà Vương Phong cho biết trong suốt những năm tháng sau này và cho đến tận bây giờ hình ảnh cùng nhân cách của Người vẫn mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm, mỗi ngày một thêm rực rỡ và vĩ đại hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giống như các lãnh đạo cách mạng tiền bối của Trung Quốc đều hy sinh tất cả cho nhân dân, cho tổ quốc, cho độc lập tự do và bình đẳng. Một sự hy sinh cao cả mà mọi lời nói, mọi lời ca đều khó có thể diễn đạt hoặc ngợi ca hết, mãi mãi được khắc ghi trong lòng mọi người.
Bà Vương Phong cho biết mình luôn cảm thấy tự hào khi kể lại cho bạn bè nghe về kỷ niệm quý báu của đời mình và thường nói với mọi người "Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam mãi mãi trong trái tim tôi."
Trong khi trò chuyện, chúng tôi lại vô cùng bất ngờ và trân trọng khi được biết bà Vương Phong không những yêu thích mà còn học thuộc và hát rất hay nhiều ca khúc Việt Nam. Bà cho biết khoảng năm 2000, bà đã có dịp quay lại thăm Việt Nam sau đó tự sưu tập, nhờ người dịch sang tiếng Trung một số bài hát nổi tiếng của Việt Nam như “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người,” “Hà Nội mùa Thu” và “Em ơi Hà Nội phố”… để về Trung Quốc giới thiệu và hát lại cho mọi người nghe./.
Vietnam+