Báo Đồng Nai điện tử
En

Khơi dậy thói quen đọc sách

10:05, 04/05/2012

Đã có không biết bao nhiêu những định nghĩa, danh ngôn nói về vai trò của sách đối với cuộc sống của con người cũng như quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại. Văn hào Nga M.Gorki từng viết: “Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi, tôi đều chịu ơn sách”. Còn vị hoàng đế Pháp nổi tiếng Napoléon I thì nói: “Không phải lưỡi kiếm tôi đã chinh phục được thế giới, mà là với cái đầu chứa chất những gì tôi đã thu thập trong lúc đọc sách”...

Đã có không biết bao nhiêu những định nghĩa, danh ngôn nói về vai trò của sách đối với cuộc sống của con người cũng như quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại. Văn hào Nga M.Gorki từng viết: “Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi, tôi đều chịu ơn sách”. Còn vị hoàng đế Pháp nổi tiếng Napoléon I thì nói: “Không phải lưỡi kiếm tôi đã chinh phục được thế giới, mà là với cái đầu chứa chất những gì tôi đã thu thập trong lúc đọc sách”...

Người lớn cần hướng các em đến thói quen đọc sách. Ảnh: Công Nghĩa
Người lớn cần hướng các em đến thói quen đọc sách. Ảnh: Công Nghĩa

Người Việt vốn yêu quý và trân trọng sách. Cha ông ta đã từng căn dặn: “Nghìn vàng để li cho con không bng để li mt cun sách’’. Đối với người Việt xưa, sách được xem là tài sản quý, những người ‘’có ch” luôn được kính trọng. Chúng ta đã từng có những thư viện sách nổi tiếng trong gia đình, như Long Cương bo tàng thư vin của gia đình cụ Cao Xuân Dục (Thượng thư Bộ Học triều Nguyễn) ở Nghệ An hay hay Mng Thương Thư Trai của gia đình cụ Nguyễn Chi ở Can Lộc - Hà Tĩnh...

Từ một dân tộc hơn 90% mù chữ, sau năm 1945, đại bộ phận dân ta đã biết đọc, biết viết. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mặc dù cuộc sống muôn vàn khó khăn, vất vả, song việc đọc sách đã bước đầu được coi trọng. Hành trang của những người lính ra mặt trận, có cả những cuốn sách. Sau năm 1975, trong thời bao cấp khó khăn, nhưng mỗi đầu sách xuất bản chí ít cũng hàng chục ngàn bản. Tuy nhiên, thói quen đọc sách hay văn hóa đọc đang dần mai một. Trong trường học, giáo viên không dạy cho học sinh cách đọc sách, lựa chọn sách. Ở bậc học cao hơn, giáo viên không hướng dẫn và yêu cầu sinh viên đọc nguyên bản tác phẩm. Vì vậy, nhiều sinh viên học ngành ngữ văn nhưng tự nhận rằng ít khi đọc tác phẩm mà chủ yếu đọc các bản tóm tắt và rút gọn. Trong gia đình, các bậc phụ huynh cũng chưa, không quan tâm đến việc dạy con em thói quen đọc sách. Giáo sư Chu Hảo đã viết rằng: “Điều đáng buồn và lo ngại hơn nữa: ngày nay, hai đối tượng cần phải đọc nhất là học sinh, sinh viên và những người lãnh đạo (ở mọi cấp, mọi lĩnh vực), nhưng họ lại là những người ít có thời gian đọc sách nhất”.

Phải làm gì để khơi dậy niềm đam mê đọc sách, khơi dậy phong trào đọc sách hiện nay? Như trên đã nói, đó là các bậc phụ huynh cần phải giáo dục, hướng dẫn con em đọc sách, thầy, cô giáo phải hướng dẫn, chỉ dạy cho học sinh, sinh viên cách thức lựa chọn và đọc sách. Rất mừng là trong thời gian qua, đã có nhiều hoạt động khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong mọi người, đặc biệt là Hi sách TP.H Chí Minh được tổ chức hai năm một lần đã thu hút được rất nhiều độc giả. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong thời buổi văn hóa đọc “m đạm” như hiện nay. Một giải pháp thường được nhắc tới nữa, đó là phải có sách hay, giá sách rẻ và hệ thống thư viện phong phú.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, con người có thể tiếp nhận các nguồn thông tin từ các kênh khác nhau như internet, nghe, nhìn. Internet đã trở thành một kênh tiếp nhận thông tin quan trọng, tiện lợi với mọi người. Tuy vậy, đây là một môi trường “hm bà lng”, vì vậy cũng là nơi mà nguồn thông tin khó được kiểm chứng, chưa nói đến việc tiếp nhận thông tin qua kênh này nếu không tỉnh táo, sáng suốt rất dễ dẫn đến méo mó, sai lạc trong tiếp nhận thông tin.

Văn hóa đọc, như lời Giáo sư Chu Hảo “sẽ dần dần trở lại đúng vị trí của mình sau cơn chao đảo. Bởi lẽ, các loại hình văn hóa lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa, văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc - điều mà văn hóa nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin giải trí) không thể thực hiện được”.

Ngọc Anh

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích