Báo Đồng Nai điện tử
En

Ngắm cổ vật ở bảo tàng Chu Lai

10:03, 26/03/2012

Hàng ngàn cổ vật qua các triều đại của Việt Nam từ thế kỷ XVIII - XIX và nhiều hiện vật văn hóa Chăm được trưng bày trong không gian thoáng mở của bảo tàng Chu Lai khiến du khách không khỏi choáng ngợp khi có dịp thưởng lãm.

Hàng ngàn cổ vật qua các triều đại của Việt Nam từ thế kỷ XVIII - XIX và nhiều hiện vật văn hóa Chăm được trưng bày trong không gian thoáng mở của bảo tàng Chu Lai khiến du khách không khỏi choáng ngợp khi có dịp thưởng lãm.

 

Bảo tàng được xây dựng theo lối kiến trúc không gian mở trên diện tích 5ha

Nằm trên tuyến ven biển, đoạn giáp ranh giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi, thuộc địa phận xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành (Quảng Nam), bảo tàng Chu Lai có thể xem là một bảo tàng tư nhân đầu tiên có quy mô lớn trong vùng.

Theo ông Phạm Xuân Long - chủ nhân bảo tàng, hàng ngàn hiện vật ở đây được cất công sưu tầm từ gần 40 năm qua. Có những hiện vật được định giá lên tới hàng triệu USD. Nhưng theo ông chủ bảo tàng này, “Không hễ có tiền là có được. Có những món, tôi tìm hỏi mua với giá rất cao nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu. Mãi đến khi tôi trình bày nguyện vọng một ngày được trưng bày kho cổ vật đã mải mê sưu tầm trong một bảo tàng đàng hoàng cho mọi người chiêm ngưỡng thì chủ nhân cổ vật lại đồng ý ngay. Thì ra họ sợ tôi mua đi bán lại, sợ “chảy máu” cổ vật ra nước ngoài”.

Bên trong bảo tàng, được xây dựng trên diện tích 5ha, cổ vật được phân loại trưng bày trong từng gian riêng. Có thể nói, dạo một vòng quanh bảo tàng, ngắm từng cổ vật, khách thưỡng lãm có cuộc hành trình về nguồn tìm hiểu văn hóa dân tộc qua các thời nhà Nguyễn, Mạc, Tây Sơn…, văn hóa Hậu Sa Huỳnh.

Chủ nhân sưu tầm nhiều hiện vật gốm cổ có niên đại từ 100 - 300 năm tuổi, các loại binh khí, các vật dùng trong nhà quan lại thời xưa và những vật dùng trang trí nội thất cổ. Đặc biệt gây chú ý với du khách là gian trưng bày súng thần công với hơn 100 hiện vật bao gồm súng thần công và đạn súng thần công. Theo lời giới thiệu của bảo tàng: “Trải qua hơn 500 năm từ cuối thời nhà Trần đến thời Nguyễn, súng thần công giữ vị trí quan trọng trong các cuộc chiến chống quân xâm lược. Ông tổ của súng thần công là Hồ Nguyên Trừng, nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng thời nhà Hồ. Ông được coi là tả tướng quốc trông coi việc chế tạo súng và đóng thuyền, là người chế tạo thành công khẩu súng thần công đầu tiên. Từ đầu thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn cho trưng bày súng thần công trước cung điện thể hiện sức mạnh của vương triều. Kỹ thuật đúc súng thần công phát triển rực rỡ nhất dưới triều vua Gia Long và vua Minh Mạng”.

Trong một khu biệt lập, được xây dựng khép kín hơn của bảo tàng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, trưng bày hàng trăm hiện vật cổ quý hiếm mang đậm nét văn hóa Chăm, hấp dẫn du khách không kém.

Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận từ bảo tàng Chu Lai:

 

Khoảng 50 súng thần công được trưng bày trong bảo tàng
 
có đủ kích cỡ súng từ những khẩu bé...
 
đến những khẩu súng lớn được bảo quản trong lồng kính
 
những viên đạn súng thần công cỡ lớn đã bị thời gian bào mòn
 
 Rồng gốm Đồng Nai thế kỷ XIX
 
 tượng Phước Lộc Thọ - gốm Đồng Nai
 
ngư hóa long- gốm Đồng Nai
 
tảng đá trưng bày trong chính cung nhà Hồ
 
trong gian trưng bày cổ vật thời  nhà Nguyễn - thế kỷ XIX có các chảo đồng cổ
 
 mâm đồng với vẫn còn nhiều họa tiết tinh tế, tỉ mĩ
 
binh khí
 
 vật trưng bày trong cung
 
máy quay đĩa thế kỷ XIX
 
những chiếc xe đạp được giới thiệu là từng được vua Bảo Đại dùng chở người yêu đi chơi ở Đà Lạt
 
bảo tàng còn trưng bày bộ trường kỷ khảm trai tuyệt đẹp có từ thế kỷ XIX
 
đĩa men Hoa lam chế tác từ thế kỷ XVIII
 
kiểu chén quan lại thường dùng trong thế kỷ XIX
 
mũ tướng trận thời Tây Sơn thế kỷ XVIII
 
các chum vại  lưu lại dấu ấn văn hóa hậu Sa Huỳnh
 
 
 
 
Các hiện vật mang dấu ấn văn hóa Chăm được trưng bày khu biệt trong không gian khép kín hơn.
 
 

 Theo Dân trí

 

Tin xem nhiều