Báo Đồng Nai điện tử
En

Phát triển Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam

10:12, 07/12/2011

Việt Nam đã có những bước tiến mới trong phát triển BĐG và PCBLGĐ, song ở nhiều địa phương, nhiều ngành nghề và hoạt động xã hội, tình trạng định kiến về giới và BLGĐ vẫn đang tiếp diễn. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ chuyên môn cấp cơ sở rất ít và thiếu chuyên môn nghiệp vụ.

Việt Nam đã có những bước tiến mới trong phát triển BĐG và PCBLGĐ, song ở nhiều địa phương, nhiều ngành nghề và hoạt động xã hội, tình trạng định kiến về giới và BLGĐ vẫn đang tiếp diễn. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ chuyên môn cấp cơ sở rất ít và thiếu chuyên môn nghiệp vụ.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Truyền thông và quảng cáo mang định kiến về giới
“Mặc dù đã có nhiều chính sách trong việc phát triển bình đẳng giới tại Việt Nam, nhưng không đâu xa, chính ngay trong các sản phẩm truyền thông và thông điệp của quảng cáo hằng ngày trên truyền hình vẫn ngấm ngầm định kiến về giới, thể hiện sự phân biệt đối xử…”, bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới- Gia đình và Vị thành niên (CSAGA) nhận định tại diễn đàn đối thoại chính sách về bình đẳng giới diễn ra tại TP Huế trong hai ngày 28-29.11 vừa qua.
Dẫn chứng là trong các quảng cáo trên truyền hình, bao giờ người đàn ông cũng là người thành đạt: đi ô tô, được phục vụ ăn uống…trong khi người phụ nữ luôn gắn với công việc giặt giũ, nội trợ và phục vụ chồng. Với quảng cáo trên báo in, phụ nữ luôn là hình ảnh hấp dẫn, gợi tình để quảng cáo cho rượu bia hay các sản phẩm phục vụ cho nam giới.
“Và trên các sản phẩm truyền thông hiện này, vấn đề thông tin cũng mang ý bào chữa cho kẻ phạm tội trong các vụ án xâm hại tình dục. Chẳng hạn như việc đưa tin một vụ hiếp dâm thì tác giả viết rằng, “do vợ bị bệnh nên ông X bị thiếu thốn tình dục dẫn đến việc hiếp dâm cháu bé…”, bà Vân Anh nói thêm.
Từ thực tế này, bà Vân Anh cho rằng cần có các quy định rõ ràng về việc nghiêm cấm các sản phẩm quảng cáo duy trì định kiến giới hoặc thiếu tính nhạy cảm về giới. Ngoài ra, cũng nên có các quy định về cơ quan quản lý, giám sát và xử lý vi phạm với các sản phẩm quảng cáo vi phạm Luật Bình đẳng giới…
Ở một khía cạnh khác, bà Julie Théroux Séguin, Phó Giám đốc Oxfam-Québe cho rằng quan điểm trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống biến đổi khí hậu và thiên tai tại Việt Nam. “Bao giờ người ta cũng coi rằng trách nhiệm phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu là của nam giới nên phụ nữ hiếm khi được tham gia vào quá trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Điều này làm cho họ bị động, và có khả năng bị ảnh hưởng của thiên tai nhiều hơn….”, bà Julie Théroux Séguin nói.
Hoạt động kiêm nhiệm, lồng ghép là chính
Bà Hoàng Thị Thu Huyền, Phó Chánh Văn phòng UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, hiện cả nước chỉ có 9/63 tỉnh, thành có Phòng Bình đẳng giới, trong đó 4 tỉnh có phòng chính và 5 địa phương còn lại là phòng ghép. Bên cạnh đó, do văn bản pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể trong xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình của Chương trình quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 đối với các địa phương, chưa có sự chung tay kịp thời của lãnh đạo các cấp, lĩnh vực… Chính vì thế công tác phát triển bình đẳng giới gặp phải những khó khăn.
Nhiều đại biểu đến từ các tỉnh, thành miền Trung cũng cho rằng việc phát triển bình đẳng giới và phòng chống BLGĐ là vấn đề quan trọng để đánh giá sự phát triển của xã hội nói chung. Tuy nhiên, ở các địa phương hiện nay hầu như không có hoặc rất ít cán bộ được nằm trong biên chế để chuyên về công tác này, nên phần lớn chỉ hoạt động kiêm nhiệm, lồng ghép là chính. Do cán bộ không chuyên nên thiếu chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn, hòa giải trong các vụ BLGĐ.
Hiện công tác phát triển bình đẳng giới và PCBLGĐ được sự quan tâm, chung tay của nhiều cơ quan ban ngành như VHTTDL; LĐ,TB&XH, Tư pháp, Y tế, Công an, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân…Tuy nhiên, trên thực tế hầu như chỉ có những hoạt động riêng lẻ, triển khai độc lập, không có sự liên kết chặt chẽ về chỉ đạo và hoạt động. Do vậy, cần có tiếng nói chung để đẩy nhanh chương trình quốc gia về bình đẳng giới, trong đó bao gồm cả vấn đề PCBLGĐ.

Theo một khảo sát tại Hà Nội và TP.HCM của Chương trình hợp tác chung về Bình đẳng giới (JPGE) giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam thì trong số những người giúp việc gia đình tại Việt Nam có đến 90,7% là phụ nữ và hầu hết những người này có hợp đồng lao động bằng miệng. Cũng theo khảo sát này, có đến 20% lao động giúp việc gia đình từng bị lạm dụng về ngôn ngữ (chửi, mắng); 5,6 % từng bị quấy rối tình dục qua lời nói và 1,2% bị quấy rối tình dục đối với thân thể…Nhóm khảo sát này cho rằng cần xây dựng các tiêu chuẩn hợp đồng lao động với những điều khoản chi tiết để bảo vệ quyền lợi cho người lao động giúp việc gia đình.

 

Theo VH
Tin xem nhiều