Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhân ngày dân số thế giới 11-7
Đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến các đối tượng

09:07, 09/07/2008

Chị Nguyễn Thị Liên ở xã Sông Thao (huyện Trảng Bom) - một người mẹ mới ngoài 30 tuổi nhưng đã có 3 con - tâm sự: "Mình có 3 đứa con rồi, nhà nghèo lắm, đẻ nữa thì... chết! Nhưng khi được cán bộ xã đến vận động đi kế hoạch thì lại sợ đau, sợ bệnh, sợ ông xã... không bằng lòng! Nhưng đặt vòng tránh thai xong, mình thấy không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Trái lại, mình có phần yên tâm hơn vì không còn tâm trạng hồi hộp lo sợ... dính bầu nữa".

Chị Nguyễn Thị Liên ở xã Sông Thao (huyện Trảng Bom) - một người mẹ mới ngoài 30 tuổi nhưng đã có 3 con - tâm sự: "Mình có 3 đứa con rồi, nhà nghèo lắm, đẻ nữa thì... chết! Nhưng khi được cán bộ xã đến vận động đi kế hoạch thì lại sợ đau, sợ bệnh, sợ ông xã... không bằng lòng! Nhưng đặt vòng tránh thai xong, mình thấy không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Trái lại, mình có phần yên tâm hơn vì không còn tâm trạng hồi hộp lo sợ... dính bầu nữa".

 

* Đem dịch vụ đến mọi nhà

 

   Không chỉ chị Liên thấy nhẹ nhõm khi được tiếp cận với dịch vụ KHHGĐ, mà nhiều gia đình cảm thấy yên tâm khi lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp. Việc áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn đã giúp họ tăng khả năng lựa chọn thời điểm sinh con, sinh ít con và giãn khoảng cách sinh nên con cái và bản thân đều khỏe mạnh, con em có cơ hội được học hành tốt hơn.

 

Bác sĩ tư vấn cho chị em về các biện pháp KHHGĐ.

   Việc một gia đình sinh ít con, giãn khoảng cách sinh con, không chỉ có lợi cho bản thân người phụ nữ mà còn cho chính gia đình và xã hội khi không phải chi thêm các khoản dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an sinh - xã hội... so với việc sinh đông con.

 

   Song, một trong những vấn đề nan giải của công tác dân số - KHHGĐ ở Đồng Nai, theo ông Huỳnh Cao Hải, Phó giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số -  KHHGĐ  là việc truyền thông và cung cấp đầy đủ dịch vụ KHHGĐ cho những đối tượng lao động ngoài tỉnh. Bởi lực lượng này hầu hết trong độ tuổi sinh đẻ, cuộc sống xa gia đình nên một số lao động trẻ có quan hệ tình dục trước hôn nhân và chung sống như vợ chồng dẫn đến tình trạng nạo phá thai, sinh con ngoài ý muốn và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Một trong những vấn đề tập trung của công tác này là việc đẩy mạnh truyền thông, cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các đối tượng trên nhằm nâng cao nhận thức của lao động trẻ về vai trò của việc sử dụng các dịch vụ KHHGĐ - là biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh được lây nhiễm HIV và những hậu quả không mong muốn.

 

* Đẩy mạnh truyền thông và cung cấp các dịch vụ

 

   Dân số Đồng Nai đứng thứ tư cả nước nhưng vẫn là tỉnh có mức sinh thấp và số con trung bình là 2,5 con. Để duy trì được mức tăng dân số ổn định, giảm được tỷ lệ sinh con thứ ba, trong năm qua công tác truyền thông dân số và cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đã được triển khai khá tốt. Hàng loạt các dự án, đề án được triển khai để phục vụ cho công tác dân số - KHHGĐ như Dự án xây dựng đấu thầu cung cấp thuốc thiết yếu và trang thiết bị, dụng cụ y tế tuyến huyện năm 2008 phục vụ chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ; đề án nâng cao chất lượng dân số năm 2008; tổ chức các lớp truyền thông về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; bàn giao trang thiết bị, dụng cụ y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ cho 5 khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 5 huyện v.v...

 

   Chỉ riêng việc thực hiện các biện pháp tránh thai, 6 tháng đầu năm 2008 đã có hơn 12.000 ca đặt dụng cụ tử cung; hơn 66.000 lượt người dùng thuốc ngừa thai và gần 60.000 bao cao su được phát ra cho các đối tượng. Nhờ tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ KHHGĐ, nên số trẻ là con thứ ba được sinh ra đã giảm 73 cháu so với cùng kỳ năm 2007.

 

   Ông Huỳnh Cao Hải cho biết: "Quyết định vừa qua của UBND tỉnh về việc thành lập Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và các Trung tâm dân số - KHHGĐ tuyến huyện đã tạo điều kiện giúp tổ chức đủ mạnh về cả nhân lực và nguồn lực trong việc tập trung cho công tác dân số - KHHGĐ. Tổ chức dưới hình thức chi cục và các trung tâm dân số - KHHGĐ các huyện, thị, thành không những giúp chúng tôi chủ động trong các kế hoạch thực hiện triển khai các chương trình mà còn chủ động được các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ y tế và cả đội ngũ truyền thông y tế vốn rất chuyên môn. Điều đó cho chúng tôi cơ sở để tiến những bước dài".

 

   Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh tuyền thông, đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí, thuốc và các phương tiện tránh thai đến từng ấp, khu phố. Trong đó duy trì mức giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ ba; tập trung triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, đồng thời củng cố mạng lưới cộng tác viên dân số - KHHGĐ vốn khá đông và nhiệt tình.

Phương Liễu

 

Tin xem nhiều