Ngày 7-5-1954, quân dân ta đã làm nên chiến công hiển hách của thế kỷ hai mươi: Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. 16 giờ 30 phút ngày 8-5-1954, Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc.
Ngày
Theo Hiệp định, các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước đó. Để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, hai bên thực hiện ngừng bắn, tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và một khu phi quân sự dọc hai bên giới tuyến. Sự chia cắt đó sẽ kết thúc vào tháng 7-1956 bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế.
Nhưng Hiệp định ký còn chưa ráo mực, đế quốc Mỹ đã nhảy vào hất cẳng thực dân Pháp, dựng nên chính quyền bù nhìn tay sai tàn bạo ở miền
Việc ký kết Hiệp định Genève đã để lại nhiều bài học quý giá cho cuộc đấu tranh của dân tộc sau này. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao; gắn chiến trường với đàm phán. Một lần nữa tư tưởng Hồ Chí Minh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" lại sáng tỏ hơn bao giờ hết. Đó là vững chắc trong nguyên tắc, linh hoạt trong sách lược. Đó còn là sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, cũng như giải quyết hài hòa mối quan hệ với các nước lớn trong quan hệ quốc tế.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hào hùng của dân tộc, một văn kiện pháp lý có tính chất quốc tế long trọng tuyên bố công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đánh giá về sự kiện này, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: "Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt
Vũ Trung Kiên