Di tích mộ Nguyễn Đức Ứng nằm bên trái quốc lộ 51 (nối liền TP.Biên Hòa với tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu) khoảng 300m, thuộc địa phận ấp Suối Cả, xã Long Phước, huyện Long Thành. Đây là ngôi mộ kiên cố, uy nghi, kiến trúc hình kim tự tháp cụt. Theo lời truyền tụng của người dân địa phương, phần mộ là nơi chôn cất Nguyễn Đức Ứng cùng 27 nghĩa binh hy sinh trong cuộc đánh trả quân Pháp xâm lược năm 1861.
Di tích mộ Nguyễn Đức Ứng nằm bên trái quốc lộ 51 (nối liền TP.Biên Hòa với tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu) khoảng 300m, thuộc địa phận ấp Suối Cả, xã Long Phước, huyện Long Thành. Đây là ngôi mộ kiên cố, uy nghi, kiến trúc hình kim tự tháp cụt. Theo lời truyền tụng của người dân địa phương, phần mộ là nơi chôn cất Nguyễn Đức Ứng cùng 27 nghĩa binh hy sinh trong cuộc đánh trả quân Pháp xâm lược năm 1861.
Nguyễn Đức Ứng là một vị lãnh binh thời Nguyễn. Sau khi đánh chiếm đại đồn Chí Hòa, quân Pháp tiến đánh Biên Hòa. Quân đội triều Nguyễn liên tục bị đánh tơi tả trước đội quân thiện chiến và trang bị hiện đại. Triều đình Huế cử Nguyễn Bá Nghi và Tôn Thất Đính cùng 4.000 quân vào Biên Hòa nhằm cứu vãn tình thế. Ngày
Ngày
Mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa quân được liệt hạng di tích cấp quốc gia và được trùng tu tôn tạo. Xung quanh ngôi mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa quân, người ta thường kể đi kể lại những câu chuyện mang vẻ huyền bí với lòng tôn kính những người hy sinh vì sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc. Người dân địa phương ngưỡng vọng và tôn Nguyễn Đức Ứng làm vị phúc thần của làng xã. Hằng năm, dân làng góp công, góp của tổ chức lễ tế cúng Nguyễn Đức Ứng để tưởng nhớ công lao, khí phách của vị lãnh binh cùng những nghĩa quân xả thân vì nước.
Di tích mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa quân vẫn nằm đó giữa lòng dân Long Phước, Long Thành. Một bên là vườn cây trái xum xuê, bên kia là cánh đồng xanh ngát màu mỡ, dòng Suối Cả ngày đêm rì rào như kể lại bản hùng ca mà Nguyễn Đức Ứng cùng bao người đã gởi lại trên mảnh đất thiêng liêng bằng xương máu của mình...
Phan Đinh