Đồng Nai có những ngôi cổ tự như: Tổ đình Quốc ân Kim Cang, Long Thiền, Đại Giác, Bửu Phong, Bửu Sơn... gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai hơn 300 năm qua.
Đồng Nai có những ngôi cổ tự như: Tổ đình Quốc ân Kim Cang, Long Thiền, Đại Giác, Bửu Phong, Bửu Sơn... gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai hơn 300 năm qua.
Các ngày lễ lớn của đất nước, giới tăng ni, phật tử đều tham gia cầu siêu, thắp nhang trên mộ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. |
* Đồng hành và phát triển
Đồng Nai là một trong những tỉnh, thành có nhiều cơ sở thờ tự và đông tăng ni, tín đồ Phật giáo. Nếu như năm 1984, thời điểm chưa chia tách một phần địa giới hành chính về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì tỉnh Đồng Nai (cũ) có 418 tự viện với 1.217 tăng ni tu tập. Hiện nay, tại tỉnh Đồng Nai có 497 tự viện và trên 300 am, cốc với 3.119 tăng ni. Phật giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại Đồng Nai về tín đồ với trên 560 ngàn tín đồ phật tử. Điều này đã chứng minh cho sự phát triển của Phật giáo và chính sách tự do tôn giáo của Việt
Nhiều cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đồng Nai còn tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường, như: trồng rừng và tuyên truyền, vận động tăng ni, phật tử giữ gìn an ninh trật tự tại các khu dân cư cũng như cảnh giác, ngăn ngừa các phần tử lợi dụng tôn giáo gây chia rẽ Giáo hội, mất đoàn kết nội bộ. Các vị tăng ni có uy tín còn được phật tử, bà con nhân dân tin tưởng giới thiệu và bầu vào tổ chức HĐND ba cấp. Tiếng nói của các vị đại biểu HĐND tiêu biểu như: Thượng tọa Thích Huệ Hiền (Phó ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh), Hòa thượng Thích Giác Quang (TP.Biên Hòa), Thượng tọa Thích Pháp Cần (huyện Tân Phú)... đã có nhiều đóng góp xây dựng chính quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Ngoài ra, nhiều tăng ni còn tham gia các tổ chức hội, đoàn thể, như: MTTQ, Phụ nữ, Thanh niên, Chữ Thập đỏ, Từ thiện...
* Nhiều hoạt động phật sự
Đến nay, nhiều ngôi tổ đình, cổ tự ở Đồng Nai được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa quốc gia. Do đó, nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo còn là công trình văn hóa, tài sản chung của quê hương, đất nước. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại các chùa vì vậy cũng được bảo quản, trùng tu, tôn tạo. Ngôi chùa, với nhiều người còn có ý nghĩa là chốn tâm linh, thanh tịnh giúp bà con tìm đến cầu nguyện an lành. Các vị cao tăng, trụ trì với chiều sâu kiến thức đạo đời đã và đang là những nhà tâm lý góp phần giáo dục phật tử, nhất là trong bảo vệ hạnh phúc gia đình, ngăn ngừa tệ nạn xã hội, bảo vệ đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Hội Phật giáo Đồng Nai cũng được Trung ương Giáo hội và Ủy ban MTTQ tỉnh đánh giá cao trong công tác xã hội - từ thiện. Ni trưởng Huệ Giác, Trưởng ban Từ thiện Hội Phật giáo Đồng Nai cho biết, ước nguyện của tăng ni, phật tử đã đạt được khi cuối năm 2007, Tuệ tĩnh đường Đức Quang - bệnh viện Phật giáo đầu tiên ở phía Nam đi vào hoạt động. "Bệnh viện" có 40 giường, chữa trị và cấp phát thuốc miễn phí cho mọi người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, tại nhiều cơ sở thờ tự, các phòng chẩn trị đông y cũng đã góp phần giúp đỡ những bệnh nhân nghèo thoát khỏi bệnh tật, được chính quyền các địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ. Các tăng ni, phật tử tại Đồng Nai còn tích cực tham gia nhiều công tác xã hội - từ thiện khác, như: vận động ủng hộ đồng bào nghèo, thiên tai, xây tặng nhà tình nghĩa, tình thương, chăm lo các gia đình chính sách, mẹ Việt
Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại lễ Phật đản
Tuần lễ Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2008 - Phật lịch 2552 tại Đồng Nai diễn ra từ ngày 12 đến 19-5. Trong tuần lễ này, nhiều hoạt động chào mừng được Tỉnh hội và các cơ sở thờ tự sẽ tổ chức long trọng. Tại các cơ sở thờ tự, tăng ni, phật tử hân hoan trang trí hình tượng, hoa văn, cờ, phướn, băng rôn bày tỏ sự ngưỡng bạch về Đức Phật. Trong những ngày diễn ra Đại lễ, tại các gia đình phật tử cũng sẽ được treo cờ, phướn; trên một số tuyến trong tỉnh cũng sẽ treo băng-rôn, áp phích chào mừng Đại lễ Phật đản bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh. Đặc biệt, tại các huyện, thị xã Long Khánh, Ban đại diện Hội Phật giáo cấp huyện cùng các cơ sở thờ tự đang gấp rút trang trí xe hoa để diễu hành chào mừng Đại lễ trong ngày lễ chính. Riêng tại TP.Biên Hòa, Ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh sẽ tổ chức diễu hành xe hoa vào đêm 18-5 với 65 chiếc. Sáng ngày 19-5, tại Khu liên hợp văn hóa - thể thao tỉnh sẽ diễn ra buổi lễ chính thức với sự tham dự của khoảng 8 ngàn quan khách, tăng ni, phật tử. Đêm 19-5, trên sông Đồng Nai, các tăng ni, phật tử sẽ tổ chức đêm hoa đăng, thả đèn lồng trên sông cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu nguyện cho các vong linh hy sinh vì nước vì dân siêu thoát. Dịp này, Ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh cũng phát động và nhiều cơ sở thờ tự, phật tử tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hội - từ thiện. Từ đầu năm 2008 đến nay, các cơ sở thờ tự Phật trong tỉnh đã vận động và ủy lạo được gần 870 triệu đồng. Tiêu biểu như tại Thiền viện Thường Chiếu tặng 500 phần quà, mỗi phần trị giá 100 ngàn đồng; Quan Âm tu viện trao tặng trên 2.700 phần quà, trị giá trên 90 triệu đồng; chùa Bửu Phong ủng hộ trên 55 triệu đồng, chùa Giác Minh ủng hộ trên 40 triệu đồng, chùa Thanh Long ủng hộ 65 triệu đồng cho quỹ từ thiện; chùa Phước Sơn tặng 1 căn nhà tình thương trị giá 16 triệu đồng; chùa Đại Phước tặng 200 phần quà, tổng trị giá 20 triệu đồng... Trường Quân
Phật giáo ở Long Thành, nét đặc trưng của Phật giáo Đồng Nai
Long Thành là huyện có nhiều cơ sở thờ tự và đông tăng ni, phật tử nhất tỉnh. Thống kê của Ban đại diện Hội Phật giáo Long Thành cho biết, toàn huyện có 164 cơ sở thờ tự và trên 400 am, cốc với khoảng 2.200 tăng ni đang tu tập và số phật tử là trên 125 ngàn người. Nét đặc trưng của Phật giáo ở Long Thành là có nhiều tăng ni tu tập trung tại các thiền viện với tông phong, hệ phái lớn. Nhiều cơ sở thờ tự ở Long Thành là những công trình văn hoá mang đậm nét bản sắc dân tộc. Điển hình như các thiền viện: Thường Chiếu, Linh Chiếu, Phước Sơn, Viên Chiếu; các chùa: Phật Tích Tòng Lâm, Bạch Liên, Liên Hoa, Viên Hạnh... Những cơ sở thờ tự này ngoài thiết kế xây dựng đẹp, mang phong cách Á Đông như dạng nhà ba gian, lợp ngói, trạm trỗ rồng, phụng, hoa sen... thì hầu hết đều rất quan tâm đến trồng cây gây rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều cơ sở còn lưu giữ các vật thể văn hóa quý như bình gốm, tượng Phật làm bằng gỗ và đá. Không ít cao tăng tu tập ở Long Thành là các cao tăng, nhà nghiên cứu giáo lý nên các tập sách được biên soạn, ghi chép các bài thuyết giảng của các nhà sư đã góp phần hướng đạo và giáo dục các tăng ni, phật tử sống tốt đạo đẹp đời. Ngoài trồng cây gây rừng, nhiều chùa, thiền viện, tịnh xá ở Long Thành còn quan tâm làm kinh tế nhà chùa, như: trồng lúa, hoa màu và sản xuất nhang, tương, chao. Việc làm này thể hiện các cơ sở thờ tự rất chủ động trong việc chăm lo đời sống các tăng ni, không phụ thuộc vào kinh phí cúng dường của phật tử như trước đây. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở còn tổ chức khám chữa bệnh miễn phí, nhận chăm sóc người già neo đơn và nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi. Mặc dù có nhiều hệ phái, tông phong khác nhau tu tập trên cùng địa bàn, nhưng các tăng ni rất đoàn kết xung quanh Giáo hội. Thượng tọa Thích Minh Trí, Phó ban đại diện Hội Phật giáo huyện Long Thành cho biết, chính sự đoàn kết, hòa hợp nên mọi chương trình phật sự đều được triển khai thuận lợi, các tự viện, tăng ni, phật tử tích cực hưởng ứng. Tiêu biểu như công tác xã hội - từ thiện, mỗi năm trên địa bàn huyện vận động ủng hộ được trên 1 tỷ đồng. Thượng tọa Thích Bửu Chánh, Phó ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh cho biết, mối quan hệ giữa Hội Phật giáo, các tự viên, tăng ni với chính quyền, các đoàn thể trong huyện rất gần gũi và hiểu biết lẫn nhau. Chính quyền đã tạo nhiều điều kiện để các cơ sở thờ tự trong việc làm hồ sơ chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng, sửa chữa chùa và đặc biệt là giải quyết hộ khẩu cho các tăng ni ổn định tu tập cũng như hỗ trợ, tạo điều kiện các hoạt động nghi lễ diễn ra trang nghiêm, long trọng và đảm bảo an ninh trật tự. An Xuyên |
Phong Vũ