Sông Phố - tên gọi thân quen của khúc sông chảy qua Biên Hòa - chia đôi dòng như hai cánh tay mềm mại ôm lấy cù lao Phố thơ mộng. Nhìn từ trên cao, cù lao Phố như hình quả chuông, xanh mướt giữa dòng chảy hiền hòa của sông Đồng Nai. Phía Tây của cù lao Phố có Đình Bình Kính được nhiều người biết đến. Đình này còn có tên gọi là Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Đây là di tích lịch sử được Bộ Văn hóa - thông tin liệt hạng cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ ngày 25-3-1991.
Sông Phố - tên gọi thân quen của khúc sông chảy qua Biên Hòa - chia đôi dòng như hai cánh tay mềm mại ôm lấy cù lao Phố thơ mộng. Nhìn từ trên cao, cù lao Phố như hình quả chuông, xanh mướt giữa dòng chảy hiền hòa của sông Đồng Nai. Phía Tây của cù lao Phố có Đình Bình Kính được nhiều người biết đến. Đình này còn có tên gọi là Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Đây là di tích lịch sử được Bộ Văn hóa - thông tin liệt hạng cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ ngày
Khởi thủy của ngôi đình là miếu thờ thành hoàng, chưa rõ năm xây cất nhưng chắc chắn miếu được xây dựng khá sớm, từ thuở những lưu dân Việt đến đây lập làng. Sau này, khi Nguyễn Hữu Cảnh - một danh tướng thời Nguyễn có công khai phá vùng đất Nam bộ- mất, những người dân làng đã lấy ngôi miếu của làng để thờ ông với niềm kính trọng và tôn lên hàng phúc thần của làng xã.
Theo tư liệu ghi chép về Biên Hòa xưa, đền Lễ Công (Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn) - tức di tích Đình Bình Kính, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ngày nay - là một miếu võ trang nghiêm, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân vùng cù lao Phố nói riêng và tỉnh Biên Hòa nói chung. Sự tàn phá của tự nhiên, của chiến tranh (cuộc tranh chấp giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn cuối thế kỷ XVII) đã làm cho di tích bị hoang tàn với cảnh "hương tàn khói lạnh". Trải qua bao cuộc bể dâu, di tích Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh được cộng đồng dân cư trùng tu, tôn tạo nhiều lần, trong đó, những đợt trùng tu lớn là vào năm 1923 và 1960. Sự vững chắc của di tích được gia cố bằng các chất liệu mới nhưng những hệ quả đi theo là những yếu tố gốc mất đi hoặc không được bảo tồn nguyên vẹn, các nét xưa còn lại không nhiều, có chăng là ở nội thất trong các hoa văn trang trí, đồ thờ.
Tổng thể kiến trúc xây dựng của Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh theo lối chữ "đinh". Chánh điện hình vuông, tường gạch, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói. Hàng cột hành lang mặt trước đắp trang trí hình ảnh những con rồng cuộn, đối chầu với nhau. Nội điện có ba hàng cột gỗ lớn treo các liễn đối và các hoành phi, bao lam gỗ được chạm trổ tinh tế các đề tài dân gian. Điểm nổi bật trong nghệ thuật điêu khắc kiến trúc từ chất liệu gỗ là các bàn hương án trong chánh điện. Các hương án được chạm khắc nhiều đề tài như rồng chầu, thú linh, muông thú, hoa lá... rất tinh tế, sắc sảo bởi những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo làm tăng thêm tính nghệ thuật được bảo tồn cho ngôi đình làng.
Đối tượng thờ trong di tích là Nguyễn Hữu Cảnh (Kính) - người dân tôn kính gọi là Đức Ông. Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650, quê ở tỉnh Quảng Bình - là danh tướng có công lớn trong việc mở mang, giữ yên bờ cõi vùng đất phía
Đối với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, công ơn của Nguyễn Hữu Cảnh thật sâu đậm. Ông xứng đáng được người dân tôn vinh là "Tiền hiền của các tiền hiền ". Nguyễn Hữu Cảnh mất đi nhưng ông sống mãi với lòng dân
Di tích Đình Bình Kính - Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh vẫn mãi soi bóng trong dòng Sông Phố, hiện tồn không chỉ trong không gian, phạm vi của di tích mà cả trong tấm lòng của người dân Đồng Nai. Oai linh, đức độ của danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh được tôn thần như hòa trong "Hào khí Đồng Nai", luôn được bảo tồn qua bao thời kỳ lịch sử đối với nhiều thế hệ người dân Biên Hòa - Đồng Nai...
Phan Đình Dũng