Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - người cộng sản thuộc lớp đầu tiên của Đảng ta đã ra đi khi nhiệt huyết cách mạng tràn đầy. Ngày nay, tên của người cộng sản Nguyễn Đức Cảnh được lấy để đặt tên cho nhiều trường học, con đường...
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - người cộng sản thuộc lớp đầu tiên của Đảng ta đã ra đi khi nhiệt huyết cách mạng tràn đầy. Ngày nay, tên của người cộng sản Nguyễn Đức Cảnh được lấy để đặt tên cho nhiều trường học, con đường...
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2-2-1908 tại thôn Diêm Điền, xã Thái Hà, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình. Ông từng là học sinh Trường Thành Chung ở Nam Định và tham gia lãnh đạo phong trào truy điệu Phan Chu Trinh trong thanh niên ở Nam Định. Bị đuổi học, Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội tìm việc làm và có thời gian dạy học ở Bạch Mai, làm thợ sắp chữ tại nhà in để đi vào phong trào công nhân. Trong thời gian này, đồng chí tham gia tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.
Mùa thu năm 1927, Việt Nam Quốc dân Đảng cử Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật đi Quảng Châu (Trung Quốc) để tìm hiểu về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây, sau khi dự lớp huấn luyện chính trị do Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, bước ngoặt lớn trong cuộc đời Nguyễn Đức Cảnh đã mở ra. Đồng chí đã nhận thấy con đường cách mạng chân chính là con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vạch ra. Vì thế Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật tuyên bố ly khai Việt Nam Quốc dân Đảng, tự nguyện gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Khi vừa tròn 20 tuổi, Nguyễn Đức Cảnh là Ủy viên kỳ bộ Thanh niên Bắc kỳ phụ trách khu duyên hải và trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Hải Phòng (khi ấy phụ trách bao gồm cả Kiến An, Hải Dương, Quảng Yên và khu mỏ Hòn Gai Cẩm Phả). Mùa xuân năm1928, thực hiện chủ trương "vô sản hóa", các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ để cùng sống và lao động với công nhân, để rèn luyện đồng thời tuyên truyền và tổ chức công nhân. Cuối năm 1928, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh xin làm thợ tại xưởng Caron. Tại đây, đồng chí hòa mình với công nhân và hướng dẫn họ đấu tranh.
Tháng 3-1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên do những người tiêu biểu Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc kỳ được thành lập tại số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội). Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là một trong những người tham gia thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên này. Sau đó, đồng chí về Hải Phòng, tổ chức kết nạp và thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng vào đầu tháng 4-1929, trực tiếp là bí thư chi bộ. Đồng chí đã chọn những người trung kiên kết nạp và phân công các đảng viên hoạt động tại các cơ sở nhà máy. Ban ngày đi làm, buổi tối Nguyễn Đức Cảnh viết bài cho các báo như: Đồng lòng, Tranh đấu, Cờ đỏ... Đồng chí rất coi trọng mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ cho phong trào công nhân, hướng dẫn đồng chí mình tổng kết kinh nghiệm về phương pháp vận động cách mạng, đề ra khẩu hiệu thích hợp để huy động lực lượng quần chúng đấu tranh.
Tháng 6-1929, tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập tại số 312 Khâm Thiên (Hà Nội). Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời, phụ trách phong trào công nhân, hoạt động tại Hải Phòng và khu mỏ. Tháng 7-1929, Đảng giao nhiệm vụ cho đồng chí triệu tập Đại hội đại biểu Công hội đỏ Bắc kỳ. Đại hội bầu Ban chấp hành Tổng công hội và đồng chí được bầu làm Tổng thư ký.
Tháng 8-1929 Nguyễn Đức Cảnh được chỉ định làm Bí thư Ban chấp hành Đông Dương Cộng sản Đảng Đảng bộ Hải Phòng.
Đầu năm 1930, Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu là hai đại diện của Đông Dương Cộng sản Đảng đi Hương Cảng dự hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Nguyễn Đức Cảnh xúc tiến chuyển Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Hải Phòng sang Đảng Cộng sản, thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng và do đồng chí trực tiếp làm Bí thư.
Năm 1930, Đảng thành lập các Xứ ủy Đảng, đồng chí được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ, phụ trách công vận. Cơ quan của Xứ ủy Bắc kỳ lúc này được đặt tại Hải Phòng.
Trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh (1930-1931), để tăng cường đội ngũ lãnh đạo cho phong trào, cuối năm 1930, Trung ương Đảng điều đồng chí vào Trung kỳ tham gia Thường vụ Xứ ủy, chỉ đạo phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Tại đây, đồng chí đã viết nhiều tài liệu tuyên truyền, cổ động và viết bài cho các báo...
Tháng 4-1931 trên đường đi công tác trở về cơ sở, Nguyễn Đức Cảnh bị sa vào tay giặc, tại làng Yên Dũng Hạ, gần thành phố Vinh. Mặc dù bị kẻ thù tra tấn hết sức dã man, nhưng đồng chí đã giữ vững khí tiết cao đẹp của người cộng sản. Trong nhà tù Hỏa Lò, Nguyễn Đức Cảnh luôn động viên giúp đỡ đồng chí, đồng đội, hướng niềm tin về tương lai tươi sáng. Cũng trong thời gian này, đồng chí đã tập trung trí tuệ và sức lực viết tài liệu "Công nhân vận động" đúc kết những kinh nghiệm về công tác vận động công nhân của Đảng.
Không thể khuất phục khí tiết của người cộng sản, sau đó, thực dân Pháp đã đưa đồng chí về Hải Phòng. Và sáng sớm ngày
Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm,
Đả đảo đế quốc Pháp, đả đảo hội đồng đề hình.
Nguyễn Đức Cảnh - người cộng sản thuộc lớp đầu tiên của Đảng ta đã ra đi ở tuổi 24 khi nhiệt huyết cách mạng đang tràn đầy. Sau 75 năm hy sinh, ngày 21-9-2007, hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã được tìm thấy tại khuôn viên Công ty cổ phần giày da Thống Nhất, quận An Dương, thành phố Hải Phòng.
Đ.C.V-V.T.K