* Vài nét về tình hình Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở Đồng Nai
Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở Đồng Nai, Phật giáo gồm nhiều tổ chức, hệ phái, tông phong như: Bắc tông, Nam tông, Thiền tông, Khất sĩ, Tịnh độ tông, Thiên thai giáo quán tông, Linh sơn nghiên cứu Phật hội, Cổ truyền, Hội Phật học Nam Việt.
Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện để đồng bào các tôn giáo, trong đó có Phật giáo được sinh hoạt tín ngưỡng... |
* Vài nét về tình hình Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt
Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở Đồng Nai, Phật giáo gồm nhiều tổ chức, hệ phái, tông phong như: Bắc tông, Nam tông, Thiền tông, Khất sĩ, Tịnh độ tông, Thiên thai giáo quán tông, Linh sơn nghiên cứu Phật hội, Cổ truyền, Hội Phật học Nam Việt. Sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào ngày 7-11-1981, ở Đồng Nai, Đại hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 27 đến 29-10-1982. Kể từ đó, trên địa bàn tỉnh, nhìn chung hoạt động của các cơ sở thờ tự, dù thuộc hệ phái nào, đều được tổ chức theo hướng dẫn của Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sự điều hành của Ban trị sự Phật giáo tỉnh và theo đúng đường hướng Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội.
Toàn tỉnh hiện có trên 500.000 phật tử (chiếm hơn 20% dân số), 484 cơ sở thờ tự, 3.637 tăng, ni; có 4 hòa thượng, 50 thượng tọa, 40 ni sư. Số lượng cơ sở thờ tự, số lượng tăng, ni ở Đồng Nai tăng khá nhanh: năm 1984 (chưa tách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chỉ có 1.217 tăng, ni và 418 cơ sở thờ tự, nay số lượng tăng, ni tăng gần 3 lần.
Trải qua 6 lần đại hội, đến nay Ban trị sự, Ban đại diện các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh không những được tăng cường về số lượng (Ban trị sự tỉnh nhiệm kỳ I có 25 ủy viên, nhiệm kỳ VI có 37 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết) mà các hoạt động Phật sự ngày càng phát triển, tiến bộ, nhất là công tác đào tạo, giáo dục, quản lý tăng, ni và công tác từ thiện - xã hội. Qua 5 khóa đào tạo, Trường trung cấp Phật học đã đào tạo hơn 700 tăng, ni sinh; gửi đào tạo hàng trăm người học cao cấp, đại học và 10 người sau đại học. Do đó, không chỉ trình độ Phật pháp, mà quan điểm, tư tưởng của tăng, ni theo xu hướng nhập thế, gắn bó với dân tộc ngày càng tiến bộ.
Sự thống nhất tổ chức hoạt động của Phật giáo Đồng Nai đã quy tụ được đại bộ phận tăng, ni, phật tử, trở thành tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo trong tỉnh; có sự đoàn kết, thống nhất căn bản về mặt tổ chức và hoạt động ngày càng đi vào nề nếp, ổn định, đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn của sinh hoạt Phật giáo được duy trì, tôn tạo bởi nét biệt truyền của từng tông phong, hệ phái; truyền thống yêu nước và những giá trị đạo đức, nhân ái của Phật giáo được phát huy. Với đường hướng Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, các hoạt động của Phật giáo đã đóng góp cho các cuộc vận động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đời sống mới của tỉnh đạt những thành quả quan trọng. Sự thống nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai cũng là một yếu tố quan trọng góp phần loại trừ, hạn chế hoạt động lợi dụng Phật giáo thực hiện các mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch và số cực đoan mạo xưng "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất", góp phần làm giảm, loại trừ các yếu tố bất ổn về an ninh trật tự vốn tồn tại trong Phật giáo.
* Thực chất của cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt
Đã hơn 30 năm đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, với những thành quả phát triển vượt bậc về mọi mặt qua công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Thời gian gần đây, những hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối làm mất trật tự công cộng... của một số phần tử cực đoan do Thích Quảng Độ cầm đầu mạo xưng "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" đang khiến dư luận hết sức bất bình và cực lực lên án. Với hành vi "mạo xưng", kích động những người khiếu kiện tiến hành biểu tình chống chính quyền, gây rối an ninh, trật tự nhằm phục vụ âm mưu chính trị, Thích Quảng Độ và đồng bọn đã vi phạm pháp luật, làm hỏng ý nghĩa lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, làm hoen ố Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trước tình hình gây chia rẽ Phật giáo có tính chất phá hoại của một số phần tử mạo xưng "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất", trong bức thư thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ ngày 22-11-2003, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: "Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức duy nhất đại diện cho giới tăng ni, phật tử Việt Nam trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại".
Trước sự việc mạo danh "Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" ký quyết định bổ nhiệm Ban đại diện một số tỉnh, thành phía Nam, trong đó có Đồng Nai, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong một cuộc trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam ngày 5-11-2005 đã khẳng định: "Việc Hòa thượng Thích Quảng Độ nhân danh Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ký các quyết định trên là việc mạo xưng. Các quyết định trên không có giá trị pháp lý, bởi vì trái với hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trái với pháp luật của Nhà nước Việt Nam", và "Thực chất đây là việc làm hòng chia rẽ gây mất đoàn kết trong nội bộ Phật giáo và tổn hại tới lợi ích dân tộc".
Ý kiến trên của hai bậc cao tăng thạc đức, hai vị lãnh đạo chủ chốt của Phật giáo Việt Nam đã giúp mọi người nhận rõ chân tướng của những kẻ mạo xưng "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" hiện nay.
* Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng
Hình ảnh Thích Quảng Độ cầm loa xách động người khiếu kiện ngày |
Đảng và Nhà nước Việt
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt
- Bảo đảm những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng hợp pháp của tín đồ.
- Khuyến khích và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.
- Xử lý theo pháp luật mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập của dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước CHXHCNVN, gây tổn hại đến giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan.
Trước tình hình một số kẻ mạo xưng "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất", lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị, chúng ta kiên quyết thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề trên, đó là:
- Luôn tôn trọng sự thật về Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và không để cho ra mắt cái gọi là các ban đại diện "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất", kiên quyết không chấp nhận phục hồi cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất".
- Tôn trọng, không can thiệp nội bộ Phật giáo, chỉ công nhận tổ chức duy nhất là Giáo hội Phật giáo Việt
(Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)