Toàn tỉnh hiện có 13.147 nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/dioxin, trong đó có khoảng hơn 7 ngàn gia đình nạn nhân (chiếm 50%) hiện sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, khốn đốn vì thiếu vốn, thiếu lao động và phải lo chạy chữa bệnh cho người thân.
Toàn tỉnh hiện có 13.147 nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/dioxin, trong đó có khoảng hơn 7 ngàn gia đình nạn nhân (chiếm 50%) hiện sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, khốn đốn vì thiếu vốn, thiếu lao động và phải lo chạy chữa bệnh cho người thân.
* Đau thương, khó khăn chồng chất...
Nhân ngày vì nạn nhân CĐDC 10 -8, Hội Nạn nhân CĐDC Đồng Nai đã phối hợp với các ban, ngành liên quan đi thăm, tặng quà cho 920 đối tượng với tổng giá trị là 194 triệu đồng...
Những gia đình có người thân là nạn nhân CĐDC được 5 đoàn công tác của tỉnh tổ chức đi thăm, tặng quà trong đợt này đều thuộc diện nghèo khó. Nhiều gia đình không hề có một tài sản nào đáng giá trong nhà. Không ít gia đình phải chạy gạo từng bữa. Đáng kể là, ngoài các nạn nhân từng tham chiến tại các chiến trường miền
Không tài sản, không nghề nghiệp, không đủ sức khỏe, không có việc làm ổn định và thiếu thuốc trị bệnh nên hầu hết những gia đình có người bị nhiễm CĐDC/dioxin ở Đồng Nai luôn đứng trước viễn cảnh hết sức bi đát. Chưa hết, có những người tham gia kháng chiến trở về, do bị nhiễm CĐDC/dioxin nên bị tai biến sinh sản, không thể có con. Ở tuổi già, những nạn nhân này ngoài một cơ thể thường xuyên bị biến chứng do bệnh tật hành hạ, họ còn phải sống trong sự thiếu thốn tình thương...
Ông Võ Minh Quang, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh cho biết, Hội chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5-2007. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Hội là tập hợp, đoàn kết với các nạn nhân CĐDC/dioxin; đồng thời chăm lo và bảo vệ quyền lợi cho tất cả các đối tượng là nạn nhân. Bên cạnh đó, Hội là một tổ chức pháp lý, đại diện hợp pháp cho các nạn nhân CĐDC/dioxin trong vụ kiện các công ty đã sản xuất độc chất hóa học để quân đội Mỹ tiến hành hủy diệt môi trường sống và con người Việt Nam.
Chính vì vậy, ngay khi đi vào hoạt động, Hội đã phối hợp với các ban, ngành liên quan cùng chính quyền địa phương trong việc chăm lo đời sống cho các gia đình nạn nhân. Chỉ qua 2 tháng hoạt động, Hội đã xây dựng 8 căn nhà tình thương cho 8 trường hợp, trong đó 4 nạn nhân là cựu chiến binh, 4 nạn nhân là dân thường (hiện ngụ tại các huyện: Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Long Thành, mỗi huyện 2 nạn nhân). Ngoài ra, trong các ngày 20, 21, 30 và 31-7, Hội đã tổ chức 2 đoàn y, bác sĩ đến khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 400 nạn nhân ở các địa phương trong tỉnh.
Theo ông Quang, sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể và cá nhân đối với nạn nhân CĐDC/dioxin thời gian qua đã phần nào giúp họ vơi đi những đau thương, mất mát. Song, so với nỗi thống khổ mà nạn nhân và gia đình họ phải gánh chịu thì không gì có thể bù đắp được...
* Tiếp tục hành trình tìm công lý
Có thể nói, sự ra đi đột ngột của bà Nguyễn Thị Hồng, thành viên trong đoàn nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam theo đuổi vụ kiện ở Mỹ đã làm bàng hoàng hàng triệu trái tim đang chờ kết quả của phiên tòa phúc thẩm ở Mỹ vào tháng 11 tới. Mặc dù bà Hồng nuôi nhiều hy vọng tìm được công lý cho hơn 4 triệu nạn nhân CĐDC Việt
Nói về vụ kiện của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt
Hiện toàn tỉnh chỉ mới có 5 địa phương thành lập Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin, gồm: Xuân Lộc, Long Khánh, Tân Phú, Định Quán và Trảng Bom. Điều kiện cơ bản nhất để giúp đỡ các gia đình nạn nhân CĐDC/dioxin chính là việc chính quyền cơ sở thường xuyên quan tâm đến đời sống đối tượng này. Một khi các địa phương chậm thành lập Hội, sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận động ủng hộ đóng góp, xây dựng "Quỹ bảo trợ nạn nhân CĐDC/dioxin", gây thiệt thòi cho nạn nhân và gia đình họ...
Tạ Nguyên