Báo Đồng Nai điện tử
En

Người thương binh làm giàu trên đất sỏi đá

09:07, 18/07/2007

Anh Thẩm Văn Khỏe (sinh năm 1959, dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng) là thương binh 4/4. Năm 1991, anh cùng vợ con vào lập nghiệp tại ấp 3, xã Bình Lộc (TX. Long Khánh). Ban đầu mua được 4 sào đất đá, với bản tính chịu thương chịu khó, anh cùng vợ và các con lo dọn cỏ, cải tạo đất. Những tảng đá lộ thiên to tướng làm cho anh nảy ra ý tưởng làm nghề chẻ đá.

Anh Thẩm Văn Khỏe (sinh năm 1959, dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng) là thương binh 4/4. Năm 1991, anh cùng vợ con vào lập nghiệp tại ấp 3, xã Bình Lộc (TX. Long Khánh). Ban đầu mua được 4 sào đất đá, với bản tính chịu thương chịu khó, anh cùng vợ và các con lo dọn cỏ, cải tạo đất. Những tảng đá lộ thiên to tướng làm cho anh nảy ra ý tưởng làm nghề chẻ đá.

 

Đá đục đến đâu, anh cho vợ con trồng bắp, trồng đậu đến đó. Một viên đá lúc bấy giờ chỉ bán được 400 đồng, đủ để mua gạo, mắm sống qua ngày. Cứ thế, suốt trong 3 năm trời, cho đến khi cây chôm chôm trong thời kỳ có giá, anh quyết định trồng chôm chôm xen cây điều. Từng bước cuộc sống gia đình anh ổn định. Công việc nhà nông tuy vất vả, mệt nhọc, nhưng nhìn màu xanh cây trồng làm cho anh thấy phấn khởi.

Thế rồi đến năm 2003, có phong trào trồng ổi trên đất đen mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh đã dùng đồng tiền chắt chiu được từ mấy năm trước, mua thêm 4 sào ruộng một vụ để liên tiếp trồng ổi. Đến nay gia đình anh đã có 8 sào ổi xen lẫn điều, chôm chôm. Theo thời giá, 1 kg ổi bán được 2.500 - 2.800 đồng, như vậy 1 hécta ổi cho từ 35 - 50 triệu đồng/năm. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật qua các lớp khuyến nông nên ổi của anh trái lớn, da bóng, được thị trường ưa chuộng. Anh còn chiết cây con, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con lối xóm trồng ổi để phát triển kinh tế.

Ngoài thâm canh cây ổi, anh còn vận dụng mô hình "vườn - ao - chuồng" để thả cá, nuôi heo, gà. Hiện nay anh đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Hiện nay anh đã xây dựng được căn nhà cấp 4, có tivi, xe máy và mua sắm vật dụng gia đình... Các con của anh khôn lớn, trưởng thành, chăm ngoan học tập và phụ giúp cha mẹ.

Việc làm ăn là vậy, nhưng công việc xã hội anh cũng là người xung phong, gương mẫu trong các phong trào, nhất là phong trào "Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Mỗi khi xã, ấp có tổ chức lễ hội, hội thi, hội diễn... là vợ chồng anh có mặt. Gia đình anh nhiều năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hóa, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, người cựu chiến binh gương mẫu...

Lê Minh Trực

Tin xem nhiều