Anh thương binh Đỗ Đình Bổ năm nay 67 tuổi, nguyên hiệu phó Trường lái xe Đồng Nai, nghỉ hưu tại phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa. Ngày 30-4-1975, anh Bổ là chính trị viên phó Tiểu đoàn 1, thuộc Lữ đoàn xe tăng 203 tiến vào giải phóng Sài Gòn. Cứ đến ngày 30-4, ngày 27-7 hàng năm, anh Bổ lại bồi hồi nhớ về một thời hào hùng, một ngày trước giờ toàn thắng, những đồng đội của anh đã anh dũng hy sinh.
Anh thương binh Đỗ Đình Bổ năm nay 67 tuổi, nguyên hiệu phó Trường lái xe Đồng Nai, nghỉ hưu tại phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa. Ngày 30-4-1975, anh Bổ là chính trị viên phó Tiểu đoàn 1, thuộc Lữ đoàn xe tăng 203 tiến vào giải phóng Sài Gòn. Cứ đến ngày 30-4, ngày 27-7 hàng năm, anh Bổ lại bồi hồi nhớ về một thời hào hùng, một ngày trước giờ toàn thắng, những đồng đội của anh đã anh dũng hy sinh. Trò chuyện với báo Đồng Nai, anh Bổ xúc động kể:
Tôi quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi chính gốc, sinh ra và lớn lên trong lòng địch. Cha tôi mất sớm, mẹ góa con côi, cả nhà tôi vẫn một lòng theo cách mạng. Mẹ tôi hy sinh năm 1969, em tôi hy sinh năm 1970, ba anh em tôi còn lại đều là thương binh.
Tôi vào bộ đội xe tăng không có dự tính trước. Năm 1964, mẹ dẫn tôi vào rừng theo quân giải phóng. Thời gian ấy ở khu vực Ba Làng An ngày nào cũng bị lĩnh Mỹ, lính Nam Triều Tiên tàn sát khốc liệt. Bộ đội càng đánh thắng thì bọn chúng càng điên cuồng, giết hại nhân dân Ba Làng An, hơn 500 người dân đã bị chúng điên cuồng thảm sát tập thể.
Năm 1967, tiểu đội tôi phục kích lính Nam Triều Tiên, hai bên đánh nhau quyết liệt, một số đồng chí hy sinh, một số bị thương, chỉ còn lại một mình tôi. Trong lúc hết đạn mà địch có 3 tên ở ngay phía trước. Chúng quỳ xuống ngắm bắn tôi nhưng không trúng, thù nhà nợ nước, tôi liều mình lao vào đánh giáp lá cà, dùng lưỡi lê đâm chết 2 tên, bắt sống 1 tên thu 3 súng, sau đó tôi rút về căn cứ bàn giao vũ khí và tù binh.
Trong thời gian chiến đấu, tôi đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt lính Nam Triều Tiên và Dũng sĩ quyết thắng. Năm 1969, tôi được ra miền Bắc an dưỡng, học văn hóa, sau học tại Học viện chính trị quân đội khóa 1970-1971. Ra trường tôi được phân công về Bộ Tư lệnh tăng thiết giáp, nhận nhiệm vụ ở Trung đoàn xe tăng 1 đóng quân ở tỉnh Hòa Bình. Ở đây, tôi học lái xe tăng, thông tin điện đài, pháo thủ. Từ một anh bộ đội địa phương, tôi trở thành bộ đội chủ lực, người chỉ huy xe tăng từ đó.
Tháng 2-1972, tôi được trở về miền Nam chiến đấu, biên chế Trung đoàn tăng 203 với nhiệm vụ chính trị viên trưởng Đại đội 8, trưởng xe tăng 868. Tháng 6-1972, đơn vị xe tăng chúng tôi chính thức được chiến đấu ở mặt trận Thành Cổ Quảng Trị. Những tháng, năm chiến đấu đầy gian khổ và khốc liệt ở mặt trận Thành Cổ, bộ đội xe tăng của ta đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của quân và dân ta giải phóng Quảng Trị. Xe tăng 868 một thời được báo chí ca ngợi là con hổ xám Quảng Trị, tập thể xe được tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, cá nhân mỗi chiến sĩ được tặng Huân chương Chiến công hạng hai và hạng ba. Tôi được thay mặt đơn vị đi báo cáo điển hình ở Bộ Tư lệnh tăng thiết giáp...
Ngày
... Đêm
Chỉ trong vài ngày chiến đấu, Quân đoàn 2 phải dứt điểm các căn cứ quân sự dọc quốc lộ 51 từ Long Thành đến Vũng Tàu và quay lại bao vây giải phóng Sài Gòn.
... 5 giờ sáng ngày
Một hồi đánh nhau quyết liệt, xe tăng ta phải sử dụng 3 quả đạn tù tiêu diệt 3 xe tăng địch trên cầu Đồng Nai, không một tên địch nào chạy khỏi xe. Lên cầu Đồng Nai, tôi mới được chứng kiến cảnh tàn ác của chế độ Mỹ ngụy, đó là những người lính được gọi là tử thủ ngồi trong xe tăng đều bị xích chân.
... Đường từ cầu Đồng Nai đến Sài Gòn tuy ngắn, nhưng sự phản kháng của địch vẫn quyết liệt, cứ mỗi lần xe tăng của ta cháy, chúng tôi lại nhảy sang xe khác. Đến ngã 4 Thủ Đức, xe tăng và bộ binh địch phản công rất mạnh. Chúng tôi cũng bắn cháy nhiều xe và tiêu diệt nhiều sinh lực bộ binh địch. Trong lúc giao tranh ác liệt, một quả đạn rơi trúng xe tăng ta, 5 đồng chí trong xe hy sinh. Đau lòng nhìn đồng đội hy sinh, kể cả cán bộ trung, cao cấp trong đơn vị, có người chết không toàn thây dưới trời nắng nóng, các đồng chí chỉ huy lữ đoàn ngậm ngùi không ai nói gì, vẫn đánh và tiến về phía trước.
9 giờ 30 phút ngày 30-4, đội hình Lữ đoàn 203 xe tăng đi đầu Quân đoàn 2 sau khi đánh nhau dữ dội ở cầu Rạch Chiếc, qua ngã ba Cát Lái vào cầu Sài Gòn. Hai xe tăng địch M41 và M48 phục sẵn trên đỉnh cầu. Đồng chí Nhỡ, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 vừa mở nắp xe nhô đầu lên để nhìn cho rõ địch đã bị trúng đạn hy sinh, tiếp theo đồng chí Thắng, chính trị viên trưởng đại đội lại trúng đạn, thêm một tổn thất lớn trước giờ toàn thắng. Ta có 3 xe tăng bị sa lầy đường mương dưới chân cầu vẫn tiếp tục bắn trả địch quyết liệt. Xe tăng địch trên cầu bị tiêu diệt, một xe M113 khác không cắm cờ đầu hàng mà liều lĩnh lao thẳng về phía chúng tôi. Tôi lệnh pháo thủ số 1 lấy thước ngắm 500m bắn, những tên lính sống sót bỏ xe tháo chạy.
Củng cố đội hình, chúng tôi được lệnh đánh chiếm Dinh Độc Lập. Đường vào thành phố có nhiều đoạn tắc do rào chắn, nhiều xe địch bị cháy hoặc xe khác còn nguyên địch bỏ lại, tắc dường còn do nhân dân trong Sài Gòn chạy ra khỏi thành phố. Đến cầu Thị Nghè, 1 xe tăng M41 của địch đã phục sẵn, chúng nã pháo vào xe đi đầu của ta, làm chết và bị thương cả 5 đồng chí. Xe tôi đi sau bắn trả tiêu diệt ngay xe đó, chấm dứt tuyến phòng thủ cuối cùng của quân đội Sài Gòn.
Khi đến Thủ Đức, cấp trên cho biết có 7 ngã tư nữa sẽ đến Dinh Độc Lập, nhưng không rõ tính từ đâu, nên chúng tôi vừa đi vừa phải hỏi đường. Gặp một người dân cầm 2 lá cờ giải phóng, chúng tôi xin để thay thế cho những lá cờ trải qua những ngày chiến đấu đã rách nát và đen đậm màu thuốc súng.
Đoàn quân của ta khí thế chiến thắng tiến vào đại lộ trước Dinh Độc Lập, (nay là đường Lê Duẩn). Nhìn vào dinh thấy cờ ba sọc của ngụy vẫn còn bay phấp phới trên nóc nhà. Một không khí vắng vẻ và yên lặng đến lạnh lùng, hiếm có trong chiến tranh. Vào đến dinh phải trải qua nhiều rào chắn có vẽ hình tên lính hung tợn với dòng chữ "Ai đi qua nhìn vào Dinh tổng thống binh sĩ có quyền bắn hạ". Tôi xuống xe dòm xem có mìn không, sau đó chúng tôi cho xe tăng ủi tất cả những rào chắn, để mở đường tràn vào Dinh Độc Lập từ mọi hướng bắt Dương Văn Minh. Dương Văn Minh nói với đồng chí Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203: "Tôi chờ các anh đến để bàn giao". Đồng chí Thụ, lữ đoàn phó nói: "Chúng tôi là người chiến thắng, buộc ông phải đầu hàng quân giải phóng vô điều kiện, không bàn giao chi hết...". Đồng chí Tùng và một số đồng chí áp giải Dương Văn Minh ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng và giải giáp binh sĩ.
12 giờ 30, các đơn vị hợp thành của Quân đoàn 2, rồi Quân đoàn 4 và nhiều hướng khác tiếp tục tiến vào Dinh Độc Lập và các cứ điểm trọng yếu trong Sài Gòn.
Nhìn những lá cờ tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, cả Sài Gòn, cả nước tràn ngập niềm vui, lòng chúng tôi vô cùng sung sướng. Các chính trị viên đại đội tiểu đoàn tôi ai cũng khoe: "Đại đội em cắm cờ đầu tiên".
Đồng chí Cư, chính trị viên Tiểu đoàn 1 bị thương ở bụng và cánh tay. Thoáng thấy binh sĩ ngụy còn ngồi trong các quán cà phê, anh Cư nói: "Anh Bổ, tôi giao toàn quyền chỉ huy tiểu đoàn cho anh". Tôi chợt nhớ và xin phép được đi làm công tác thương binh - liệt sĩ. Quay ra, tôi gặp một đồng chí lái xe jeep, tôi nhờ xe và hai anh em cùng đi.
Trên đường từ Sài Gòn về Biên Hòa, nơi những trận chiến đấu ác liệt mới xảy ra sáng nay, những cán bộ, chiến sĩ, đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh trước giờ toàn thắng. Các anh đang nằm rải rác từ cầu Đồng Nai đến cầu Sài Gòn. Giờ này cả nước đang tràn ngập niềm vui chiến thắng, hai anh em chúng tôi cứ lầm lũi quy tập, chắp nối thân thể các anh không còn nguyên vẹn. Có anh không còn balô, quần áo rách nát, chúng tôi lấy quần áo của mình thay cho các anh. Tôi đưa các anh đến tập trung trước các quán cà phê bên đường, huy động thanh niên đến đào hố chôn cất tử tế. Những anh còn giấy tờ trong túi áo, tôi lấy ra ghi tên, quê quán bỏ vào lọ peniciline chôn cùng, nhờ vậy sau này việc quy tập các anh đều có tên. Những anh không còn giấy tờ bây giờ là liệt sĩ chưa biết tên đang yên nghỉ ở các nghĩa trang liệt sĩ TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Thấm thoát đã hơn 32 năm sau ngày chiến thắng. Cứ đến ngày 30-4, ngày thương binh - liệt sĩ 27-7 hàng năm lại gợi nhớ trong tôi nhiều cảm xúc. Để có hòa bình, độc lập, tự do, đất nước đổi mới và phát triển như hôm nay đã có bao nhiêu thế hệ thương binh - liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, hy sinh cho đến phút cuối cùng trước giờ toàn thắng.
Trung Tiến (lược ghi)