Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912, ở làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình nhà Nho nghèo, có truyền thống yêu nước.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912, ở làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình nhà Nho nghèo, có truyền thống yêu nước.
Đồng chí vào Đảng năm 1929, bị thực dân Pháp cầm tù ở Côn Đảo từ năm 1931 đến năm 1936; Xứ ủy viên Bắc kỳ năm 1937, Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng tháng 9-1937, Tổng bí thư Đảng tháng 3-1938. Ngày
Đối với Đảng ta và cách mạng Việt
Nói đến công lao, sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, trước hết phải nói đến hai công trình nổi tiếng. Đó là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng (tháng 11-1939) và tác phẩm Tự chỉ trích của đồng chí.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng, tháng 11-1939, do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì khởi thảo là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh đấu bước chuyển hướng cực kỳ quan trọng trong chỉ đạo chiến lược, sách lược sáng suốt và kịp thời của Đảng ta chuẩn bị đưa cách mạng lên cao trào trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đã đánh giá đúng đắn vấn đề dân tộc, nhận rõ mâu thuẫn chủ yếu ở Đông Dương là mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với chủ nghĩa đế quốc Pháp và bè lũ tay sai. Hội nghị coi giải phóng dân tộc khỏi ách đế quốc, dù là Pháp hay Nhật, trở thành nhiệm vụ cấp bách và là mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Việt
Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ chức và đấu tranh, tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai, thay khẩu hiệu lập Xô - viết công nông binh bằng lập Chính phủ cộng hòa dân chủ. Cùng với việc thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế, Hội nghị chủ trương lập Công hội, Nông hội, Thanh niên phản đế, Phụ nữ phản đế... Phương pháp cách mạng cũng chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và không hợp pháp, chuẩn bị điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.
Quyết định chuyển hướng chiến lược và thay đổi phương pháp cách mạng trong tình hình mới của Hội nghị Trung ương 6 là hết sức sáng suốt, thể hiện tư duy chính trị nhạy bén, năng lực sáng tạo lớn lao của BCH Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Do có chủ trương chuyển hướng chiến lược đúng đắn và sự chỉ đạo kịp thời, nên phong trào cách mạng nước ta tiếp tục phát triển theo chiều hướng mới, lực lượng cách mạng tránh được tổn thất lớn khi kẻ địch trở mặt đàn áp.
Đầu năm 1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và một số đồng chí lãnh đạo cao cấp khác của Đảng bị thực dân Pháp bắt. Tuy nhiên, những chủ trương nhạy bén và sáng tạo do Hội nghị Trung ương 6 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ vạch ra, vẫn được các hội nghị Trung ương tiếp theo kế thừa và phát triển, đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 lịch sử.
Những năm 1937-1938, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng của quần chúng lên cao. Bọn Tờ - rốt - kít, bọn mật thám cũng ráo riết hoạt động chống phá cách mạng. Chúng công kích chủ trương của Đảng thành lập Mặt trận dân chủ, vu cáo Đảng ta rời bỏ lập trường giai cấp đi theo chủ nghĩa cải lương, vì Đảng thực hiện sự liên hiệp các giai cấp trong cuộc đấu tranh chống phát xít và phản động thuộc địa. Chúng đề ra những khẩu hiệu cực "tả" nhằm lôi kéo một số ít công nhân, nhất là những thanh niên bồng bột.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo Đảng đấu tranh lột mặt nạ và cô lập bọn Tờ-rốt-kít ở Nam kỳ, Bắc kỳ, đồng thời tiến hành một cuộc tự phê bình và phê bình trong Đảng, nghiêm khắc phê phán những khuynh hướng cô độc, hẹp hòi và hữu khuynh thỏa hiệp vô nguyên tắc với bọn Tờ - rốt - kít. Với bút danh Trí Cường, đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết tác phẩm Tự chỉ trích, do Nhà xuất bản tập sách dân chúng xuất bản, ngày
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, qua tác phẩm Tự chỉ trích, đã chứng tỏ không những hiểu sâu sắc mà còn biến được cái chân lý Mác - xít Lê-nin-nít ấy thành bản lĩnh thực tiễn trong chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng. Cho đến nay, những luận điểm trong Tự chỉ trích vẫn còn tính thời sự nóng hổi.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ chưa một lần được gặp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nhưng tư duy chính trị và hoạt động thực tiễn của đồng chí có sự trùng khớp hoàn toàn với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng cao đẹp của Đảng và nhân dân ta.
Nguyễn Xuyến