Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, theo dòng người hành hương, chúng tôi về thăm quê hương của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn là làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, theo dòng người hành hương, chúng tôi về thăm quê hương của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn là làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Hậu Kiên là một làng quê nông nghiệp ở phía hữu ngạn sông Thạch Hãn, cách Thành cổ Quảng Trị khoảng 3km về phía Đông Bắc. Trải qua 437 năm hình thành và phát triển, làng Hậu Kiên bền bỉ, kiên cường đấu tranh chống chọi với thiên tai, địch họa để xây dựng quê hương và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp. Từ phong trào Cần Vương (1885) đến phong trào Duy Tân, từ cuộc đấu tranh chống thuế ở Trung Kỳ (1908) đến cao trào chống Pháp trong những năm 1925-1929 đều có sự tham gia của dân làng Hậu Kiên. Từ khi Đảng ra đời, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Hậu Kiên, dân làng rất phấn khởi đoàn kết tổ chức sinh hoạt chính trị, tham gia đấu tranh chống sưu thuế, đòi tự do dân chủ. Đặc biệt, trong hai ngày 25 và 26-2-1937, cả chợ Sãi, cả làng Hậu Kiên và nhiều nơi khác đã cùng đồng chí Lê Duẩn xuống đường trong phong trào "Thảo dân nguyện" tiếp kiến Gô-đa. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Hậu Kiên là địa bàn ở trong lòng địch, nơi có nhà thương chánh của Pháp; sát quận Triệu Phong, thị xã Quảng Trị là sào huyệt của Mỹ - ngụy, vì vậy địch đã dùng nhiều thủ đoạn càn quét, đàn áp, thanh lọc rất tàn bạo nhằm tạo địa bàn trắng cách ly quần chúng với cách mạng. Một số cơ sở cách mạng bị vỡ, nhiều người bị địch bắt giam, tra tấn và bắt giết rất dã man. Tuy vậy phong trào cách mạng ở Hậu Kiên vẫn không bị sút giảm, dân vẫn kiên trung đồng lòng đi theo cách mạng, che giấu cán bộ và là một trong những địa bàn điểm chốt thép cho quân ta đánh chiếm thị xã Quảng Trị, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Làng Hậu Kiên vinh dự đã góp nhiều sức người, sức của cho Tổ quốc: 4 Bà mẹ Việt
Quê nội của đồng chí Lê Duẩn ở làng Bích La, xã Triệu Đông. Đến đời cụ Lê Hiệp - thân sinh đồng chí Lê Duẩn - chuyển về sinh sống ở làng Hậu Kiên này, trải qua hai cuộc kháng chiến, ngôi nhà ở của đồng chí đã bị kẻ thù đốt cháy nhiều lần, sau giải phóng chỉ còn lại nền đất cũ. Năm 1976, Đảng bộ và nhân dân huyện Triệu Hải (cũ) đã xây dựng lại ngôi nhà trên nền đất trước đây. Ngôi nhà có kết cấu theo dạng nhà băng xưa gồm 3 gian 2 chái rộng 4,5m, dài 9m, mái lợp tranh, vách gỗ. Bên trong nhà còn phục chế lại các đồ dùng như giường nằm, sập, bàn, tủ thờ... Cuối năm 1977, UBND huyện đã lợp ngói thay mái tranh. Năm 1995, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị đã tu sửa lại các phần hư hại, bảo quản ngôi nhà, trưng bày một số ảnh tư liệu, hiện vật liên quan đến gia đình và bản thân đồng chí Lê Duẩn. Khuôn viên khu nhà rộng khoảng 2.000m2, hàng rào được trồng bằng chè tàu cắt tỉa thẳng tắp, trong vườn trồng nhiều loại cây ăn trái và cây cảnh. Năm 1997, đoạn bờ sông phía trước nhà lưu niệm (dài hơn 1km) đã được kè bằng hệ thống trụ bê tông và tấm đan đúc bằng thép trộn xi măng, cát, sạn để chống xói lở. Ngày
Về Hậu Kiên thăm quê hương đồng chí Lê Duẩn, được đi trên mảnh đất hào hùng, được nhìn thấy những tư liệu, hiện vật, được ôn lại thân thế, sự nghiệp cách mạng của Cố Tổng bí thư, chúng ta càng hiểu thêm những giá trị nhân văn trong cuộc đời của một nhà lãnh đạo kiệt xuất, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây mãi mãi là địa chỉ đỏ, là nơi tìm về của bạn bè quốc tế, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của cha ông cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Mai Hiên
(CTV báo Đồng Nai tại Quảng Trị)