Rừng Chiến khu Đ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ trước đây đã góp phần không nhỏ trong việc chở che, nuôi giấu cách mạng trong suốt thời gian dài kháng chiến gian khó. Còn khi hòa bình thì toàn bộ khu rừng này lại trở nên đặc dụng đối với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan; đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị lợi ích vốn có mà thiên nhiên đã ban tặng...
Rừng Chiến khu Đ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ trước đây đã góp phần không nhỏ trong việc chở che, nuôi giấu cách mạng trong suốt thời gian dài kháng chiến gian khó. Còn khi hòa bình thì toàn bộ khu rừng này lại trở nên đặc dụng đối với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan; đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị lợi ích vốn có mà thiên nhiên đã ban tặng...
Để có điều kiện phát triển vốn rừng, đồng thời xây dựng, tôn tạo những địa danh lịch sử tại Chiến khu Đ, tháng 12-2003, UBND tỉnh quyết định thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu (KDTVC). Với tổng diện tích 53.822 hécta. KDTVC được hình thành trên cơ sở sáp nhập các lâm trường: Hiếu Liêm, Mã Đà và một phần lâm trường Vĩnh An. KDTVC thuộc địa bàn các xã: Phú Lý, Mã Đà và Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu.
Ngay sau khi được thành lập, một dự án đầu tư cho KDTVC được xây dựng, trong đó, mục tiêu bảo tồn và nhiệm vụ được xác lập rất cụ thể, chi tiết như: bảo tồn các sinh cảnh rừng và cảnh quan tự nhiên để tạo ra khu bảo tồn thiên nhiên như là nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã; khôi phục hệ sinh thái rừng cây họ dầu thuộc lưu vực sông Đồng Nai; bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau; phục vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái. Theo đó, KDTVC đã xây dựng các phân khu chức năng như: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (29.589 hécta); phân khu phục hồi sinh thái (22.167 hécta); phân khu bảo tồn di tích lịch sử (1.744 hécta) và phân khu hành chính, dịch vụ (322 hécta). Với hơn 46.151 hécta rừng tự nhiên và 2.414 hécta rừng trồng đạt độ che phủ 90%, khu khảm thực vật của KDTVC mang đặc điểm của 4 luồng có xuất xứ từ châu Á mà đặc trưng là cây thuộc các họ: Dầu, Bàng, Tung, Gòn, Cỏ, Dẻ, Kim Giao, Gấm, Đỗ Quyên, Xoan, Xoài, cà phê... cùng nhiều loài cây rụng lá khác. Riêng hệ thực vật hiện có khoảng 614 loài, nằm trong 390 chi, 111 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau mà các loài cây gỗ lớn (127 loài) chiếm 20,7%, loài cây gỗ nhỏ (115 loài) chiếm 18,7%, loài cây tiểu mộc (144 loài) chiếm 23,5%... Cư trú trong những khu rừng tại KDTVC có 276 loài thuộc 84 họ, 28 bộ phận, được phân ra các lớp: thú (61 loài), chim (154 loài), bò sát (41 loài), lưỡng thê (20 loài). Do đặc thù của một vùng đất vừa có rừng, vừa có đồi và mặt nước nên cảnh quan ở KDTVC cũng được xác định 5 khu vực với các tên gọi: cảnh quan rừng cây họ dầu trên đất nguyên trạng vùng đồi; cảnh quan rừng cây gỗ lớn nửa rụng lá (ưu thế là họ bằng lăng); cảnh quan rừng hỗn giao cây gỗ với lồ ô, tre nứa; cảnh quan rừng ven hồ Trị An và cảnh quan rừng trồng. Đặc trưng nổi bật của rừng tự nhiên thuộc KDTVC là hệ sinh thái trên vùng địa hình đồi bán bình nguyên. Sinh sống trong rừng Chiến khu Đ, còn có nhiều loại động vật rừng quý hiếm được ghi vào danh sách đỏ Việt
Xuất phát từ các giá trị khoa học, địa lý, tài nguyên và lịch sử, những năm qua, công tác bảo vệ, phát triển rừng nói chung được tập trung đầu tư đáng kể. Trong đó, ngoài những khu rừng thuộc phạm vi "bất khả xâm phạm" luôn phải bảo vệ nghiêm ngặt thì nhiều diện tích đất trống cũng được trồng rừng kinh tế xen kẽ cây lâu năm. Khả năng chẳng bao lâu nữa thì toàn bộ rừng ở KDTVC đều là cây gỗ lớn và rừng tự nhiên. Trong một vài năm gần đây, công tác trùng tu, tôn tạo những cụm di tích lịch sử ở Chiến khu Đ được thực hiện, phục dựng nguyên trạng càng làm cho khu vực phát triển nhanh nhưng không phá vỡ mảng xanh và mất đi nét hài hòa cần thiết. Phó giám đốc KDTVC Nguyễn Danh Báu cho biết: "Với một vùng đất khá hấp dẫn, giàu tiềm năng bởi những cảnh quan thiên nhiên, kết hợp với di tích lịch sử thì KDTVC đang là điểm hẹn lý tưởng".
Tạ Nguyên