Với đức tính chuyên cần, nhẫn nại, lại chiếm trên 50% dân số, phụ nữ là nguồn lao động to lớn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta. Vì vậy, chất lượng sống của phụ nữ được coi là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nguồn lao động. Muốn nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hội nhập thì không thể không nâng cao chất lượng sống của phụ nữ.
Về đại thể, chất lượng sống của phụ nữ bao gồm những vấn đề cơ bản của con người như: được đảm bảo các nhu cầu vật chất và tinh thần, được học tập, lao động, sáng tạo, được hưởng các chính sách an sinh xã hội, được tự do phát triển cá nhân... Ngoài ra, với tư cách là người tạo ra sự sống, tiếp nối giống nòi, chất lượng sống của phụ nữ còn bao gồm việc được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, chế độ đãi ngộ đặc biệt khi thai sản, nuôi con... Xuất phát từ chỗ đánh giá cao sự đóng góp của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền... trong thời kỳ hội nhập và phát triển, những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy thế mạnh của mình. Về mặt pháp lý, phụ nữ được hưởng mọi quyền bình đẳng như nam giới. Hơn thế, mỗi năm "phái đẹp" có 2 ngày lễ lớn được gia đình và xã hội dành cho sự ưu ái đặc biệt. Hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ từ trung ương tới địa phương đã tạo ra động lực mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo cũng như ý thức về trách nhiệm công dân của chị em. Kết quả của sự ưu ái mà phụ nữ được hưởng là ngày càng có nhiều chị em nỗ lực vươn lên, khẳng định được tài năng, vị thế của mình trong xã hội.
Chỉ tính riêng tỉnh Đồng Nai, trong 5 năm qua đã có trên 5000 phụ nữ có trình độ đại học và trên đại học. Trong số 221 tiến sĩ, thạc sĩ của tỉnh có 35% là phụ nữ. Một số ngành đặc thù như giáo dục - đào tạo, ngân hàng, văn hóa - thông tin, bưu chính - viễn thông..., lực lượng lao động nữ chiếm số lượng chủ đạo và được lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện ổn định việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ chuyên môn. Hội LHPN tỉnh đã khai thác tốt các nguồn lực để hỗ trợ cho trên 30.000 lượt chị em vay gần 100 tỷ đồng xóa đói giảm nghèo. Hàng năm, trên 90 % gia đình cán bộ hội viên đăng ký thực hiện 4 chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; hơn 80 % trong số này đạt chuẩn "Gia đình văn hoá". Toàn tỉnh hiện có 50 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, trong đó hầu hết thành viên Ban chủ nhiệm CLB là phụ nữ... Các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình... được triển khai đến vùng sâu, vùng xa, giúp phụ nữ tiếp cận được với các dịch vụ y tế tiến tiến nhất. Nhiều sự trợ giúp của xã hội dành cho nữ sinh nghèo vượt khó, phụ nữ đơn thân nuôi dạy con tốt... đã khuyến khích chị em vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua của phụ nữ Đồng Nai năm 2006, có 250 chị em được tôn vinh là đại biểu xuất sắc trong lao động, học tập xây dựng gia đình hạnh phúc...
Như vậy có thể nói, chất lượng sống của phụ nữ Đồng Nai không ngừng được nâng lên. Nhưng để giải phóng sức lao động của chị em thì những gì Nhà nước và xã hội đã làm vẫn chưa đủ. Thực tế còn rất nhiều phụ nữ do nghèo và học vấn thấp mà chưa tiếp cận được với khoa học - kỹ thuật, chưa được hưởng đầy đủ phúc lợi xã hội. Con số gần 28 % phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai, 50% phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, tỷ lệ nữ học sinh các cấp mới đạt 45% toàn tỉnh cho thấy chất lượng sống của phụ nữ còn hạn chế. Nhiều người mải bươn chải với miếng cơm manh áo mà quên đi hoặc phải gác lại nhu cầu đời sống tinh thần. Toàn tỉnh đã xây dựng trên 60 Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, phường nhưng nhiều chị em chưa có điều kiện hoặc chưa có thói quen sinh hoạt cộng đồng. Thời gian dành cho việc học tập nâng cao trình độ nhận thức của phụ nữ cũng rất hạn chế, do chị em bị bó buộc bởi việc nhà, lại phải chăm sóc nuôi dạy con. Ở các khu công nghiệp, điều kiện sống của nữ công nhân còn rất khó khăn, hầu hết nhà trọ thiếu các phương tiện giải trí, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, chưa có tủ sách, nhà trẻ, lớp mẫu giáo... Ngoài ra, mặt trái của cơ chế thị trường đang làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng báo động như tệ nạn xã hội, nạn bạo hành gia đình, buôn bán phụ nữ, trẻ em, trong đó hầu hết nạn nhân là phụ nữ. Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2005, ở Việt
Chất lượng sống của phụ nữ không chỉ là việc riêng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà có liên quan mật thiết đến cộng đồng. Vì vậy, nâng cao chất lượng sống của chị em là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, tổ chức Hội Phụ nữ nhưng trước hết là của bản thân phái đẹp và những người chồng, người cha trong gia đình. Phụ nữ khỏe mạnh, hạnh phúc sẽ góp phần mang lại sự thịnh vượng, phát triển cho quốc gia, dân tộc.
Hồng Ngọc