Vào khoảng cuối năm 1944, trong một cuộc họp tại nhà riêng của gia đình tôi ở Máy Cưa (nay thuộc địa bàn phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa), lần đầu tiên tôi thấy xuất hiện một gương mặt lạ. Ngoài những người tôi đã quá rành như các bác Đặng Nguyên, Hồ Hòa, Lê Nguyên Đạt, Ba Liệu (trưởng ga xe lửa Biên Hòa)..., người đàn ông này trông cao ráo, hơi gầy, nét mặt sáng sủa, đặc biệt đôi mắt nhìn ai cứ như xoáy vào người ta, và hay khịt khịt mũi.
Đồng chí Nguyễn Văn Lung, Chi đội phó Chi đội 10 Biên Hòa, người chỉ huy trận đánh giao thông La Ngà (1-3-1948) về thăm chiến trường xưa (người có dấu X trong ảnh). |
Vào khoảng cuối năm 1944, trong một cuộc họp tại nhà riêng của gia đình tôi ở Máy Cưa (nay thuộc địa bàn phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa), lần đầu tiên tôi thấy xuất hiện một gương mặt lạ. Ngoài những người tôi đã quá rành như các bác Đặng Nguyên, Hồ Hòa, Lê Nguyên Đạt, Ba Liệu (trưởng ga xe lửa Biên Hòa)..., người đàn ông này trông cao ráo, hơi gầy, nét mặt sáng sủa, đặc biệt đôi mắt nhìn ai cứ như xoáy vào người ta, và hay khịt khịt mũi. Chỉ khoảng 30, trạc tuổi với chú Cận (Hoàng Đình Cận), chú họ tôi. Ngồi họp, ông ta ít nói nhưng hay hỏi.
Tan cuộc họp, tôi muốn biết về người ấy bèn lục vấn cha:
- Chú ấy là ai vậy, cậu?
- Chú Ba Lung, em trai ruột bác Cơ Oderra Meubles.
Bác Cơ thì tôi biết. Ông là chủ một cửa hàng đồ gỗ gia dụng gần nhà tôi thuê hồi đó (nhà ông Mười Sủng, sát đường xe lửa chạy vào sân bay Biên Hòa), trước khi gia đình tôi chuyển về Máy Cưa. Bác Cơ có con gái đầu lòng tên
- Chú ấy là người thế nào, cậu?
Cha tôi đáp:
- Chú Ba là người tốt, ghét Tây và yêu nước, chú mới ở tù ra, bị Tây bắt nghi là cộng sản. Thật ra, chú ấy chỉ quá khích, quá hăng hái trong phong trào sinh viên, có tinh thần dân tộc nhưng chưa có xu hướng chính trị gì rõ rệt. Ở tù ra, sống ở Sài Gòn, chú ấy có tìm đến Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường nên bị nghi oan là đệ tứ, là trốt - kít. Thực ra, không phải. Tuy có học song chú ấy chưa có kinh nghiệm hoạt động xã hội. Thấy ai nói gì hay là theo, ất giáp ra sao chưa biết, cứ ngỡ là người ta cũng ghét Tây, yêu nước như mình.
Từ sau lần đó, chú Ba Lung đến nhà tôi nhiều lần, thường là vào buổi tối. Khi thì chỉ trò chuyện tay đôi với cha tôi. Có bữa, họp mặt với nhiều người khác, những đối tượng Việt Minh của chi bộ mật Máy Cưa mà cha tôi là thành viên.
Chú Ba rất quý cha tôi. Có thể vì ông hơn chú cả chục tuổi, lại chơi thân với bác Cơ, anh ruột chú. Lại nữa, cha tôi cũng là dân trí thức, từng là giáo học, bỏ nghề đi làm rất nhiều việc để kiếm sống và để được đi nhiều. Cha tôi thích đi và giao du rộng. Nói chuyện về thời thế và chính trị, chú Ba phục cha tôi am hiểu nhiều, hơn chú hẳn một tầm với.
Sau khi cướp chính quyền ở Biên Hòa, tôi ngạc nhiên thấy chú Ba lặn mất tăm. Tôi hỏi cha tôi trước khi ông đi Vĩnh Cửu, xuống Trại huấn luyện du kích Bình Đa thì được biết: Theo gợi ý của chi bộ Máy Cưa, từ sau 2-9, sau khi đi dự mít-tinh ở Sài Gòn về, chú Ba đã xuống Long Thành. Xuống đó, chú sẽ liên hệ với các chú Việt Minh ở địa phương, bắt tay ngay vào việc nắm lấy thanh niên cứu quốc, tổ chức các lực lượng tự vệ để chuẩn bị sẵn sàng đánh khi Tây quay lại.
Tháng 4-1946, tôi về làm thư ký riêng cho ông Tám Nghệ, Chỉ huy trưởng Vệ quốc đoàn Biên Hòa thì biết chú Ba đang cùng ông Sáu Đạo (Huỳnh Văn Đạo) phụ trách Vệ quốc đoàn Long Thành.
Ông Tám vừa đi Long Thành về. Ông rất mừng là sau nửa năm kháng chiến, Vệ quốc đoàn Long Thành đã xây dựng được 4 phân đội và vẫn còn khả năng phát triển lực lượng mạnh hơn nữa. Ông đã truyền đạt đến ông Sáu Đạo quyết định của Khu trưởng Nguyễn Bình điều ông Đạo đi Bà Rịa. Sắp tới, khi thành lập Chi đội 10, ông Ba Lung cũng sẽ được rút lên. Ngay từ bây giờ, ông Lương Văn Nho tuy đang đảm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến (UBHCKC) huyện phải nắm ngay lấy lực lượng Vệ quốc đoàn. Sau này, chức Chủ tịch có thể giao lại cho ông Trần Bình Khê (hiện là Phó chủ tịch), và ông Nho sẽ là đại đội trưởng Đại đội C khi Chi đội 10 thành lập.
Tháng 6-1946, Chi đội 10 ra đời. Đúng như ông Tám Nghệ nói, chú Ba Lung được rút từ Long Thành lên. Quyền chỉ huy Vệ quốc đoàn Long Thành đã được giao cho ông Lương Văn Nho, dân gốc Long Thành.
Thành lập Chi đội 10, các đơn vị bộ đội Vệ quốc đoàn trong tỉnh mới thực sự quy về một mối, thống nhất về biên chế tổ chức, có sự chỉ huy xuyên suốt từ chi đội xuống các đại đội, trung đội, phân đội, tiểu đội ... Vệ quốc đoàn Long Thành từ 4 phân đội nay trưởng thành lên 2 trung đội 7 và 8 và đang xây dựng trung đội 9 (mỗi trung đội tương đương quân số một đại đội theo biên chế hiện nay).
Tôi gặp lại chú Ba ở chi đội. Ông có vẻ xạm đen hơn nhưng vẫn lanh lẹ, hoạt bát, vẫn con mắt nheo nheo nhìn như xoáy, vẫn cái tật khịt khịt mũi. Ít tháng sau, tôi gặp lại anh Phan Đình Công từ phòng chính trị khu về, làm chính trị viên chi đội. Ban chỉ huy chi đội đã hình thành đẩy đủ. Chú Ba Lung chính thức được khu bổ nhiệm làm Chi đội phó kiêm trưởng ban tham mưu chi đội.
Có chú Ba, ông Tám nhẹ gánh bớt. Vì lúc này ông còn kiêm nhiệm cả công việc bên UBKCHC tỉnh. Việc nắm tình hình địch, việc luyện quân, việc xây dựng kế hoạch tác chiến, việc xây dựng cơ quan tham mưu chi đội... ông Tám giao hết cho chú Ba Lung toàn quyền chủ động và chú Ba Lung chỉ báo cáo cho ông Tám trước khi quyết định.
Sử dụng binh lực phải linh hoạt, nâng dần từ đánh nhỏ lên đánh lớn, chọn đánh ở những địa điểm địch khó cứu viện... là những đề xuất của chú Ba. Từ đó mới có những trận Trảng Táo, Gia Huynh rồi Bàu Cá. Bộ đội được huấn luyện không chỉ về kỹ thuật (kể cả kỹ thuật hành quân) mà còn được rèn luyện chặt chẽ về nề nếp (kể cả sinh hoạt tư tưởng, chính trị theo tổ ba người). Công tác tổ chức được chú Ba chú trọng và lâu lâu ông lại đột xuất xuống kiểm tra các trung đội. Những hạn chế, khiếm khuyết được ông chỉ ra và hướng dẫn cách thức sửa ngay.
Khi địch tăng cường kiểm soát đường sắt, ta lại chuyển sang đánh đường bộ. Các trận dốc 47, Đồng Xoài là những trận thực tập cho trận La Ngà, trận đánh giao thông lớn nhất thời đó, đầu năm 1948, ở Nam Bộ.
Đích thân chú Ba chỉ huy trận La Ngà. Ông Tám bấy giờ đã được rút về khu và chuẩn bị được bổ nhiệm làm khu bộ phó khu 7 đầu tiên, cùng một lượt với Lê Văn Viễn, chi đội trưởng chi đội 9 Bình Xuyên.
Sau trận La Ngà, Trung đoàn 310 ra đời thay thế chi đội 10. Chú Ba là trung đoàn trưởng. Đây là bước phát triển mới, thay đổi về chất từ cơ cấu tổ chức đến trình độ, năng lực của cán bộ, chiến sĩ.
Hướng hoạt động của các tiểu đoàn cũng thay đổi: đưa lực lượng áp sát thị xã, thị trấn, tranh chấp quyết liệt ở các vùng du kích, đặc biệt là mở mặt trận "cao su chiến" gây cho địch nhiều thiệt hại cả về quân sự và kinh tế. Ta đã phá được ý đồ bao vây bằng hệ thống đồn bót và tháp canh của địch.
Đầu năm 1950, sau khi đảm nhiệm chức vụ Liên trung đoàn phó 301-310 được vài tháng, chú Ba được rút lên làm Tham mưu phó khu 7 mà tư lệnh là ông Tám Nghệ.
Về phòng tham mưu khu, chú Ba là người đề xướng thành lập lực lượng đặc công để đánh hàng loạt tháp canh địch. Từ giữa năm 1950, sau các trận Bà Kiên (lần thứ 2) Vàm Giá, phong trào đánh tháp canh đã lan rộng khắp các tỉnh của khu 7, lan xuống cả Mỹ Tho, Tân An...
Giữa năm 1951, chiến trường
Ông Tám Nghệ từ Tư lệnh phó Phân liên khu miền Đông về làm Tỉnh đội trưởng Thủ Biên. Chú Ba đến lúc ấy vẫn ở lại phòng tham mưu phân liên khu.
Việc quá sớm tập trung lực lượng lớn làm cho chiến tranh du kích ở các địa phương sa sút. Việc tổ chức lại lực lượng: quan tâm đến bộ đội địa phương huyện đủ mạnh và quả đấm chủ lực ở mỗi tỉnh với quy mô thế nào là phù hợp thực sự là một cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt giữa những người làm công tác tham mưu với người chỉ huy quân sự. Hướng về cơ sở "không thể để hổng chân nữa" là quan điểm rõ ràng của chú Ba Lung. Ông phản đối việc duy trì quả đấm chủ lực vượt quá sức mình, với quy mô tiểu đoàn là vừa phải. Lúc đầu, nhiều người còn ngại ngần, chưa ra mặt ủng hộ ông. Nhưng sau nhiều lần tranh cãi mọi người đã thấy ra cách chú Ba nêu là hoàn toàn có lý.
Chiến tranh du kích được đẩy mạnh trở lại. Ngoài các đội vũ trang tuyên truyền, các đội biệt động áp sát vào các thị trấn, thị xã, chú Ba đề xuất việc thành lập các đại đội pháo binh, các đội binh chủng chuyên môn tập kích đồn bót địch và đánh tàu địch trên sông. Và không thể xem nhẹ việc tranh thủ viện trợ của Trung ương, phải có lực lượng vận tải chiến lược.
Chú Ba là tiểu đoàn trưởng vận tải chiến lược Tiểu đoàn 320 của khu khi mới thành lập, sau đó ông lại trở về Phòng tham mưu phân liên khu, sau khi giao lại tiểu đoàn này cho ông Hai Bưa (trong chống Mỹ sau này là thiếu tướng Hùng Lâm, tư lệnh T1 tức quân khu 7).
Cho đến cuối năm 1953, hình thái chiến trường đã đổi khác, mang màu sắc phát triển mới. Trận lụt năm 1952 tuy gây cho ta nhiều khó khăn song ta đã khắc phục khá nhanh. Bộ đội ta vẫn bám sát chiến trường và từng bước giành lại thế chủ động và khi thời cơ đến đã góp phần xứng đáng cùng toàn miền và cả nước đánh bại thực dân Pháp xâm lược vào giữa năm 1954.
Trong chiến thắng này, với chức năng tham mưu của phân liên khu, chú Ba đã bạc đầu vì những tính toán, những kế sách. Công lao trí tuệ của chú có thể nhiều người không biết song không thể coi là nhỏ.
* * *
Tập kết ra Bắc, trước đợt phong quân hàm, chú Ba cũng như một số cán bộ trung cao cấp khác được chuyển ngành. Chú về làm chuyên viên cho Bộ Xây dựng, cùng lúc với Hứa Văn Yến, tham mưu trưởng sư đoàn 338.
Và chú Ba đã gắn bó với nghề mới này cho đến lúc nghỉ hưu, rồi mất ở TP. Hồ Chí Minh ít năm sau ngày giải phóng miền
Từ một cán bộ chỉ huy quân sự, sau đó chuyển sang làm công tác tham mưu cấp khu, phân liên khu, lúc nào chú Ba cùng có những ý tưởng mới. Lo ra lo. Một người lo cả kho người làm. Chú là một con người năng động nhưng lại trầm lặng.
Nhắc đến Chiến khu Đ, sau khi nhắc tới Huỳnh Văn Nghệ không thể không nhắc tới Nguyễn Văn Lung. Chú Ba là người trợ thủ và là người kế nghiệp ông Tám Nghệ một cách xuất sắc, chú xứng đáng là một trong những cánh chim đầu đàn của lực lượng vũ trang tỉnh Biên Hòa (cũ).
Cùng với thời gian, chú đã trưởng thành rõ rệt, càng chứng tỏ là một trong những nhân vật quân sự có tài của khu 7, của phân liên khu miền Đông trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hoàng Kim Chung
(Ảnh tư liệu Phòng NCLS Đảng. Chụp năm 1980).