Thực hiện chủ trương "hòa để tiến", ngày 6-3-1946, Chính phủ ta ký với Pháp hiệp ước sơ bộ. Theo đó, quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí chờ cuộc đàm phán nhằm thực hiện các điều khoản đã được ký kết. Bọn chủ chiến trong chính giới Pháp như đô đốc DArgenlieu và tướng Leclerc cho rằng "bản hiệp định không hề ràng buộc Nam bộ" nên đã ra lệnh tăng cường các hoạt động hành quân bình định, tiến hành chiến dịch kích động chia rẽ Nam Bắc, vận động tách Nam kỳ thành xứ tự trị.
Một số cán bộ khu 7 chụp ảnh chung với cán bộ du kích người dân tộc thiểu số tại chiến khu Đ.
* Cuộc thương nghị đầu tiên giữa Pháp với Việt Minh
Được các sĩ quan tham mưu hiến kế, tên quan năm Fehler bắn tin vào chiến khu Đ là muốn cùng Tư lệnh khu 7 họp hội nghị bàn về việc thực thi sơ ước (6-3). Đoàn thương nghị của Pháp sẽ do đích thân đại tá Fehler dẫn đầu đi trên một chiến hạm có treo cờ Pháp từ Biên Hòa theo sông Đồng Nai lên đến làng Đại An và địa điểm họp hội nghị là miếu Bà Cô trên bờ sông thuộc Đại An. Nhận được đề nghị mời họp thương nghị, khu trưởng Nguyễn Bình liền triệu tập cuộc họp gồm chính trị bộ chủ nhiệm Trần Xuân Độ, luật sư Lê Đình Chi, trưởng phòng quân pháp, giáo sư Phạm Thiều - chủ bút báo Vệ Quốc, ông Võ Bá Nhạc - Chánh văn phòng Bộ Tư lệnh chiến khu 7, Huỳnh Văn Nghệ - chỉ huy trưởng Chi đội 10, Lâm Thái Hòa - chỉ huy pháo binh để thảo luận về mưu đồ của quân Pháp. Theo đó mọi người nhận định là bên cạnh việc muốn nắm rõ thực lực kháng chiến và cơ quan đầu não của khu 7 ở miền Đông, Pháp sẽ thương lượng để tạm thời hòa hoãn cầm chân khu 7 nhằm dốc lực lượng đánh khu 8 và 9. Đây là sách lược "chia để trị" rất quen thuộc của bọn thực dân Pháp. Cuộc họp có hai ý kiến đối chọi nhau. Số đông tán thành việc đi dự họp với Pháp, một số chủ trương chống lại. Với tư cách tư lệnh khu 7, Nguyễn Bình quyết định là tham dự cuộc đàm phán với Pháp và ông cử Võ Bá Nhạc làm trưởng đoàn.
Ngày 10-4-1946, tại miếu Bà Cô (thực ra là Bà Cơ, tức là Huyền Cơ - một liệt nữ, đã tự vận tại bến đò xã Đại An, huyện Vĩnh Cửu bây giờ vì không ngăn được chồng là Tổng đốc Tân Uyên Hoàng Lễ mù quáng nghe lệnh triều đình nhà Nguyễn "ngưng chống cự quân Lang Sa") một cửa ngõ quan trọng vào chiến khu Đ, phái đoàn quân sự Pháp do đại tá Fehler cầm đầu ăn mặc chỉnh tề với huân huy chương lấp lánh trên ngực đã phải bất ngờ trước trung đội danh dự dàn chào của Việt Minh cao to, mặc đồng phục Vệ quốc đoàn mới toanh cất cao tiếng hát Diệt phát xít hết sức hùng tráng do nghệ sĩ Quốc Hương chỉ huy. Đây là sáng kiến độc đáo của ông chánh văn phòng Bộ Tư lệnh kiêm trưởng đoàn đàm phán của Khu 7. Đúng như dự đoán do mỗi bên đeo đuổi một mục đích trái ngược nhau nên cuộc đàm phán chấm dứt trong tình trạng bế tắc. Nhưng một câu chuyện bên lề của hội nghị lịch sử này đã làm rạng danh những người được Nguyễn Bình cử đi tham gia hội nghị. Đó là ngay phút đầu tiên ngồi vào bàn họp, tên Fehler đã chủ động giở trò ly gián, chia rẽ Bắc
- Đúng như nguồn tin của chúng tôi, cuộc kháng chiến trong
Vừa nghe dứt câu, giáo sư Phạm Thiều tuôn ngay một tràng bằng tiếng Pháp. Đại ý ông cho rằng: "Đại tá nói sai rồi! Trong đoàn này có đủ người ba miền. Miền Bắc có luật sư Lê Đình Chi, miền Trung có tôi, còn lại ông Võ Bá Nhạc, Lâm Thái Hòa, Đặng Ngọc Tốt đều là người miền Nam".
Tên Fehler vẫn vênh mặt chỉ Tám Nghệ:
- Tôi không nói sai đâu! Ở khu miền Đông này Tư lệnh Việt Minh là Nguyễn Bình rồi ông Huỳnh Văn Nghệ, chỉ huy trưởng Chi đội 10 đây đều là người miền Bắc...
Thấy Tám Nghệ cười cười, Fehler hỏi rấn tới:
- Vous êtes Tonkinois, nest ce pas? (Ông là người Bắc phải không?).
Gương mặt mọi người trong phái đoàn Việt Minh trở nên căng thẳng. Tám Nghệ thấy mọi người đưa mắt nhìn hết vào mình, ông trả lời tỉnh bơ:
- Bien sur, je suis Tonkinois...(Đúng, tôi là người Bắc).
Fehler bật cười khoái trá. Tám Nghệ bình thản nói tiếp:
- Je suis Tonkinois mais depuis trois cent ans. (Tôi là người Bắc nhưng từ ba trăm năm trước). Trưởng đoàn Võ Bá Nhạc thích thú trước câu trả lời khôn ngoan của Tám Nghệ, ông không nín trận cười sặc sụa đến rung rinh cái bụng vốn khá bề thế của mình. Và câu chuyện bày tỏ thái độ đối với thực dân Pháp về tinh thần đoàn kết dân tộc, Bắc
* Ông chủ sở Bố Mua tham gia kháng chiến
Là dân hảo hớn giang hồ, tướng Nguyễn Bình tỏ ra rất phục Tám Nghệ trong cách dùng người. Vào cuối năm 1945 vừa vào tới Tân Uyên để gặp người chỉ huy lực lượng vũ trang nơi đây vị phái viên quân sự trung ương được giới thiệu với tướng cướp rừng xanh Chín Quỳ, ông đã tin cậy giao chọn địa điểm lập chiến khu. Sau đó được Tám Nghệ giới thiệu với người bạn là Võ Bá Nhạc và được ông Nhạc đề nghị lấy văn phòng Sở cao su Bố Mua ở Bến Vịnh làm căn cứ ban đầu, Nguyễn Bình đồng ý ngay. Và khi thành lập Bộ Tư lệnh Chiến khu 7, tướng Nguyễn Bình đã bổ nhiệm Võ Bá Nhạc làm chánh văn phòng, một công việc đòi hỏi sự tín nhiệm rất cao. Võ Bá Nhạc đã làm nhiệm vụ này một cách xuất sắc, ngoài sự mong đợi của khu trưởng Nguyễn Bình.
Thực ra Nguyễn Bình có con mắt rất tinh đời trong việc chọn người và giao trách nhiệm. Trước đó ông cũng đã tìm hiểu khá kỹ càng về Võ Bá Nhạc qua một số người, trong đó có Tám Nghệ.
Theo đó, Võ Bá Nhạc lớn hơn Huỳnh Văn Nghệ đến vài ba tuổi và cùng quê Tân Tịch, làng Mỹ Lộc. Do nhà nghèo nên Nhạc mới học xong tiểu học đã phải nghỉ. Thấy quận Tân Uyên tuyển lính thợ ONS (Ouvriers Non Spécialisés), Nhạc tình nguyện đăng lính để vừa có tiền giải quyết một phần khó khăn cho gia đình vừa thỏa mộng được sang tận trời Tây. Được đưa vào sống ở một trại lính bên Pháp, Nhạc quyết chí nhân cơ hội này ra sức học tập. Anh học ngày học đêm về văn hóa, kỹ thuật. Anh mê học đến nỗi trong trại lính đúng giờ ngủ là tắt đèn, thế nhưng vào mùng anh lại đốt đèn cầy tiếp tục học. Trong đội lính thợ ONS có một tên người Pháp biết Nhạc là người Việt Nam hiền lành, hiếu học nên khi Võ Bá Nhạc mãn hạn hợp đồng liền giới thiệu cho anh mình là một tư sản Pháp vừa mở Sở cao su Bố Mua ở xứ Đồng Nai. Thế là vừa về nước, Võ Bá Nhạc được giao quản lý Sở cao su Bố Mua. Với những điều học hỏi được, Nhạc đứng ra điều hành công việc một cách rất trôi chảy và có hiệu quả mà lại được lòng công nhân cao su. Ông chủ Sở cao su Bố Mua thấy vậy rất mừng giao hết công việc cho Võ Bá Nhạc, còn ông ta thì sống ở Sài Gòn. Thời đó Sở cao su nằm ngay vàm Bến Vịnh - nơi con sông Bé đổ ra sông Đồng Nai này còn hoang sơ và lạc hậu lắm. Dân cạo mủ cao su Bố Mua chỉ có một bộ đồ dính da, hễ mỗi lần tắm thì phải lột ra giặt rồi phơi, trong lúc đó họ ngâm người dưới nước chờ đồ khô. Thảm nhất là tối ngủ phải lấy bùn non trét khắp người để chống muỗi. Cả vùng chỉ có một vài nhà có mùng. Đời sống của dân cạo mủ rất cùng cực... Do một mình Võ Bá Nhạc quyết định mọi chuyện trong Sở cao su Bố Mua nên dân cạo quên mất ông chủ Tây đang ở Sài Gòn, mà đồng thanh gọi ông quản lý Võ Bá Nhạc là ông chủ.
Và ở cả vùng Bến Vịnh này chỉ có ông chủ Sở cao su Bố Mua là người biết tin ngày
- Nội trong ngày nay, thế nào tụi Nhựt cũng lên tới đây truy bắt tiểu đoàn Tây chạy vô rừng, nếu chúng thấy mình đã tiếp tế cho Tây để lấy quần áo, súng ống thì nó tàn sát hết cả đám.
Hôm sau bọn Nhật kéo đến thật. Chúng tìm ông Giám đốc Sở cao su Bố Mua thì Võ Bá Nhạc đã lẻn trốn về Sài Gòn từ hôm trước...
Tướng Nguyễn Bình không những phấn khởi vì kho vũ khí còn mới toanh mà Võ Bá Nhạc đã cất giấu kỹ mà ông còn thích thú đồng ý chọn Bến Vịnh làm căn cứ đầu tiên để đặt bản doanh cho khu 7 vì địa thế hiểm trở mà Võ Bá Nhạc phân tích là chiếc canonnière của Tây vào đây còn mắc cạn.
Bùi Thuận