"Hạnh phúc là gì?", tập thư và thơ "nhật ký song đôi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Tiến sĩ Phạm Như Anh vừa ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày nhập ngũ của Nguyễn Văn Thạc và đồng đội (6-9-1971- 6-9-2006), dịp lễ trao thưởng lần thứ nhất của QUỸ MÃI MÃI TUỔI 20.
"Hạnh phúc là gì?", tập thư và thơ "nhật ký song đôi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Tiến sĩ Phạm Như Anh vừa ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày nhập ngũ của Nguyễn Văn Thạc và đồng đội (6-9-1971- 6-9-2006), dịp lễ trao thưởng lần thứ nhất của QUỸ MÃI MÃI TUỔI 20.
"...Bốn năm nữa, biết bao nhiêu sự kiện đã xảy ra.
Đó là những dòng thư, dòng tâm tưởng kỳ lạ của tình yêu hay là của linh cảm, dự báo? Không biết nữa. Với một tâm hồn, trái tim như Nguyễn Văn Thạc, điều kỳ lạ ấy vừa dễ cũng vừa khó cắt nghĩa, khi thời điểm hẹn ước của anh cùng người yêu lại ngẫu nhiên trùng với ngày đất nước toàn thắng. Dường như lòng người và linh hồn sông núi, đời người và số phận dân tộc cùng một nhịp hòa rung.
"Hạnh phúc là gì?", tập thư và thơ "nhật ký song đôi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Tiến sĩ Phạm Như Anh vừa ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày nhập ngũ của Nguyễn Văn Thạc và đồng đội (6-9-1971- 6-9-2006), dịp lễ trao thưởng lần thứ nhất của Quỹ Mãi mãi tuổi 20. 35 năm đã qua với bao biến động, đổi thay lớn lao của đất nước, nhưng những xúc cảm mãnh liệt, trong sáng của mối tình cao đẹp ở một thế hệ thanh niên ưu tú vẫn còn rung động tới ngày hôm nay.
Cùng là học sinh giỏi của trường cấp III Yên Hòa B (Cầu Giấy, Hà Nội), Nguyễn Văn Thạc học trên Như Anh một lớp. Mối tình học trò nảy sinh từ sự yêu mến, trân trọng lẫn nhau trong học tập. Những lá thư đầu tiên họ viết cho nhau khi Thạc bắt đầu vào Đại học Tổng hợp Toán (11-1970), lá thư cuối cùng của Nguyễn Văn Thạc viết cho Như Anh vào ngày 11-7-1972, 19 ngày trước khi anh hy sinh trên mặt trận Quảng Trị. Thư và thơ cho người đọc hiểu được tình yêu của họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến những năm tháng phải chia xa, Như Anh đi học ở nước ngoài, Thạc vào chiến trường lửa đạn. Giống như tình yêu của bao người trẻ tuổi, mối tình đó thật đẹp với tất cả mọi cung bậc nồng nàn, lãng mạn, đắm say. Nhưng "Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau", những người thanh niên trí thức giàu lý tưởng ấy cũng lại biết chịu đựng, hy sinh tình cảm riêng tư vì cái chung cao cả. Thạc đã "đi đúng mạch sống lớn của dân tộc", còn Như Anh từng đau đáu nuối tiếc cùng người yêu:"Giá bây giờ được đổi nửa cuộc đời để quay trở lại quê hương, để cùng Thạc đi vào trận chiến đấu ấy/và thực sự hiểu "thế nào là hạnh phúc?" của hôm nay". (tr.164).
Nguyễn Văn Thạc từng được giải nhất Văn miền Bắc, Như Anh được giải nhất Văn, Sử Hà Nội. Những trang viết của họ cho thấy vẻ đẹp của hai tâm hồn, ngòi bút giàu chất văn học lãng mạn, bay bổng. Song giá trị văn học chưa phải là điều đáng chú ý của tập sách, mà cái lớn hơn, là sự chân thực của nó khi ghi lại được phẩm chất tâm hồn của thế hệ trẻ trong một thời kỳ đáng nhớ của dân tộc, như nhận xét của nhà thơ Bằng Việt: "Dấu ấn của một thời, rõ ràng đã ghi rất đậm vào những trang thư, tưởng như úa vàng theo năm tháng, nhưng thực ra lại còn rất tươi xanh... rất riêng tư nhưng lại rất chung cho cả một thế hệ". (tr.315) Trong những bài thơ viết từ thuở học trò đến những trang thơ viết trên chiến trường đạn lửa của Nguyễn Văn Thạc, có thể thấy sức sống bất diệt của tình yêu thương và niềm lạc quan tươi sáng:
Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn
Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa
...
Đêm thao thức đón chờ ánh sáng
Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời
(Đêm trắng - viết tại Quảng Bình,
Qua những trang sách, người đọc cũng được thấy rõ chân dung người con gái Thạc yêu tha thiết trong nhật ký Mãi mãi tuổi 20. Đó là một thiếu nữ Hà Nội dịu dàng, trong sáng, tràn đầy tình cảm và nghị lực. Từ những dòng thư ban đầu Như Anh đáp lại tình cảm của Thạc, đến những tình cảm sau khi Thạc hy sinh năm 1972 và cả những dòng gần đây nhất, sau 35 năm dài tưởng như tất cả đã chìm lấp cùng thời gian...
Chưa đầy hai năm thân thiết, tất cả chỉ năm lần gặp mặt với chừng 20 giờ đồng hồ bên nhau, nụ hôn đầu tiên và duy nhất trong giờ phút chia tay khi Như Anh lên đường du học. Chừng ấy thôi mà làm nên một tình yêu đỏ lửa, thành bản tình ca xanh mãi với thời gian. Đó chính là giá trị tinh thần đáng trân trọng của một thế hệ, một thời đại. Sau hàng chục năm học tập, làm việc, sinh sống ở nhiều nước trên thế giới, Như Anh trở về cùng "gia tài" quý giá của mình: nhật ký, thư từ của Nguyễn Văn Thạc mà chị luôn mang theo. Sau cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi trao lại cho gia đình Thạc đến với mọi người, một lần nữa chị lại trải lòng mình, dẫu Thạc từng dặn dò không được cho ai xem những riêng tư của họ, bởi nhận thấy rằng: "Những khoảnh khắc của mảnh trời tưởng như rất riêng tư ấy bỗng nhiên không còn phải của riêng tôi nữa. Thạc và tôi đã được dân tộc dang tay ôm vào lòng. Đôi trẻ đó là kết quả của sự giáo dục lãng mạn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, rất nên được đưa ra cho lứa trẻ thế kỷ XXI được biết khi đó vì sao thế hệ trẻ sẵn sàng hy sinh cuộc đời của mình mà vẫn biết yêu đương thắm thiết như tuổi trẻ hôm nay".
Trong cuốn sách, người đọc còn cảm nhận được tình bạn bè, đồng chí đồng đội đầy chân thực, xúc động qua bài viết của các tác giả: nhà báo Đinh Thế Huynh, nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà thơ Bằng Việt, bác sĩ quân y Đỗ Minh Quang, nhà văn Lê Minh Khuê...
* * *
30-4 của bốn năm sau, hãy nhớ lời anh dặn
Anh sẽ trả lời được câu hỏi của em: hạnh phúc là gì?
...
Hãy cống hiến cho đời căng đỏ bầu nhiệt huyết
Hạnh phúc tràn về trong ngày Tổ quốc ta rộn rã lời ca
Đất nước thanh bình Nam Bắc một nhà
Hạnh phúc riêng chỉ có trong niềm vui chung bất diệt.
Những câu thơ - quan niệm sâu sắc, lời tiên cảm, dự báo thiêng liêng về hạnh phúc tình yêu, về độc lập tự do của dân tộc ấy ở Nguyễn Văn Thạc chính là một bí ẩn đẹp đẽ, diệu kỳ. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng tâm hồn cao đẹp của những con người mãi mãi tuổi hai mươi như anh Nguyễn Văn Thạc, chị Đặng Thùy Trâm và bao đồng đội đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc sẽ mãi còn, để những thế hệ trẻ hôm nay yêu mến, cảm phục, tự hào, được truyền thêm sức mạnh tình cảm và nhiệt huyết để viết tiếp bài ca về Hạnh phúc của tuổi trẻ Việt Nam.
Nguyễn Phương Liên