Mấy năm gần đây, những khái niệm "hội nhập" và "toàn cầu hóa" đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam. Nhưng nhiều người vẫn cho rằng Việt Nam chỉ tham gia vào sân chơi toàn cầu hóa về mặt kinh tế, còn lĩnh vực văn hóa thì cứ "bế quan tỏa cảng" để khỏi đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Đón nhận bằng di tích quốc gia căn cứ TW Cục miền |
Mấy năm gần đây, những khái niệm "hội nhập" và "toàn cầu hóa" đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam. Nhưng nhiều người vẫn cho rằng Việt Nam chỉ tham gia vào sân chơi toàn cầu hóa về mặt kinh tế, còn lĩnh vực văn hóa thì cứ "bế quan tỏa cảng" để khỏi đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Nghĩ như vậy là chưa đúng, bởi qúa trình hội nhập diễn ra trên tất cả các khía cạnh vật chất và tinh thần của đời sống con người. Tại hội nghị ASEM 5, các nước châu Á đã ra tuyên bố về đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh. Đây là cam kết rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Thực tế thì mấy năm nay cả nước cũng như Đồng Nai đã đẩy mạnh giao lưu, hợp tác và phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, giáo dục... Nhưng liệu chúng ta có phải lo lắng về việc hội nhập và toàn cầu hóa sẽ làm mất đi bản sắc văn hóa của người Việt
Khách quan mà nói, lo ngại hội nhập sẽ làm mất bản sắc văn hóa dân tộc không phải là không có cơ sở. Bởi hội nhập sẽ kéo theo nhiều sự phức tạp, tác động trực tiếp lên những yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc. Muốn hay không, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, sẽ có những nền văn hóa bị mất đi tính độc đáo vì bị "hầm chung trong một nồi lẩu" như một giáo sư người Hàn Quốc từng nhận xét. Nhưng không phải vì sợ văn hóa dân tộc bị mai một mà chúng ta khước từ hội nhập. Vì hội nhập sẽ mang lại cho văn hóa Việt
Một trong những việc làm đầu tiên để không bị hòa tan vào văn hóa nhân loại thời kỳ hội nhập là phải khẳng định vốn liếng quý báu mà tổ tiên để lại và có biện pháp bảo vệ, phát huy. Về mặt này, nhiều năm qua ngành VHTT Đồng Nai đã thực hiện rất hiệu quả. Việc Trường trung học VHNT Đồng Nai, Trung tâm VHTT, Chi hội văn nghệ dân gian Đồng Nai và các nhạc sĩ, biên đạo múa... tiến hành công tác sưu tầm, chỉnh lý và nâng cao dân ca dân vũ của đồng bào dân tộc Chơ Ro, Stiêng, Châu Mạ là một ví dụ. Bên cạnh việc xuất bản đĩa CD, VCD, sách báo tạp chí... những gì đã sưu tầm được để lưu giữ lâu dài, Sở VHTT còn tổ chức dạy hát dân ca Chơ Ro, STiêng, Châu Mạ cho con em các dân tộc bản địa. Đây là cách bảo tồn sinh động nhất các di sản văn hóa phi vật thể. Trường VHNT Đồng Nai có cả một dàn nhạc dân tộc 20 em từng đoạt huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc các trường VHNT toàn quốc tháng 5-2006 vừa qua. Từ năm 2005, Sở VHTT đã phối hợp với Sở GD-ĐT thực hiện đề án đưa âm nhạc và sân khấu truyền thống như tuồng chèo, cải lương, dân ca ba miền vào giảng dạy trong các trường tiểu học và trung học cơ sở . Đây là bước đột phá trong bối cảnh sân khấu ca nhạc nước ngoài đang có xu hướng lấn át nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là thể loại kịch hát. Các lớp tập huấn về nhạc cổ truyền, các hội thi hát dân ca, liên hoan đờn ca tài tử... được tổ chức nhằm dấy lên trong quần chúng tình yêu và lòng tự hào đối với văn hóa dân tộc. Những câu lạc bộ (CLB) hát dân ca, CLB đờn ca tài tử ở Biên Hòa, Long Thành, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Khánh... đã và đang hoạt động dưới hình thức xã hội hóa cũng cho thấy người dân rất có ý thức giữ gìn văn hóa cổ truyền. Ngoài những giá trị văn hóa phi vật thể, Bảo tàng Đồng Nai, Ban bảo vệ di tích danh thắng... chạy đua với thời gian để giành lại từng di sản văn hóa vật thể đang có nguy cơ chỉ còn là tên gọi như: khôi phục các ngôi nhà truyền thống, sưu tầm, bảo quản tốt những hiện vật cổ có giá trị, trùng tu nhiều di tích lịch sử văn hóa, khôi phục các làng nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá v.v... Ở một bình diện khác, ngành VHTT Đồng Nai đã cùng đồng bào các dân tộc bản địa khôi phục một số lễ hội dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cúng thần lúa... của người Châu Ro ở Tà Lài, Phú Lý v.v... Việc đoàn cải lương Đồng Nai trong cảnh "chợ chiều" của sân khấu truyền thống cả nước vẫn được nhân dân trong ngoài tỉnh đón nhận nồng nhiệt và hai lần được biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc (khóa IX và khóa X) là minh chứng cho thấy nâng cao chất lượng và biết cách tiếp cận với khán giả thì nghệ thuật truyền thống vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người Việt Nam. Như vậy, thông qua con đường đào tạo chuyên nghiệp và giáo dục đại chúng, ngành VHTT đã từng bước tìm lại chỗ đứng của văn hóa dân tộc trong lòng khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Có thể nói, với nhiều hoạt động thiết thực, ngành VHTT đã góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống trên cả hai phương diện: bảo tàng (lưu giữ văn hóa dân tộc như một hạng mục của nhà bảo tàng); bảo tồn (lưu giữ vốn cổ ngay trong các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng...).
Liên hoan đờn ca tài tử và nhạc lễ - một sinh hoạt văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc Việt |
Song song với việc bảo lưu vốn cổ thì xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cũng là vấn đề then chốt để tạo nên nội lực của văn hóa Việt
Hồng Ngọc