Hai ngôi mộ, nơi yên nghỉ của hai người đã từng tham gia hoạt động cách mạng. Hai ông đã mất đi, nhưng còn để lại trong lòng chúng ta - những người đang sống bao trăn trở và những nỗi băn khoăn, day dứt... Còn đó lời nhắn gởi tìm đến những người thân.
Hai ngôi mộ, nơi yên nghỉ của hai người đã từng tham gia hoạt động cách mạng.
Hai ông đã mất đi, nhưng còn để lại trong lòng chúng ta - những người đang sống bao trăn trở và những nỗi băn khoăn, day dứt... Còn đó lời nhắn gởi tìm đến những người thân.
Đang ngồi tiếp chuyện chúng tôi, ông Tám Ảnh lặng lẽ đứng dậy đến bên bàn thờ người cha rồi trao cho chúng tôi xem một bức thư. Ông chậm rãi nói: "Đây là di vật duy nhất của người cha để lại cho tôi". Tôi chợt thấy trong khóe mắt của ông ướt long lanh.
Ông Tám Ảnh (tên thật là Nguyễn Ngọc Ảnh), một sĩ quan công an, nguyên Trưởng phòng kỹ thuật nghiệp vụ Công an Đồng Nai. Với tính tình điềm đạm và trầm tĩnh vốn có của một sĩ quan công an, nhưng mỗi lần cầm lá thư trên tay, ông cũng không nén nỗi lòng mình. Bởi khi nhận được lá thư này, cũng là lúc cha ông (Ngô Văn Xe - tự là Năm Xe) đã vĩnh viễn ra đi... Ông Tám Ảnh kể: Gia đình hồi đó ở ấp Đồng Lách, xã Bình Trước (nay là ấp Đông Hải, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom). Cha ông làm nhiệm vụ đưa rước cán bộ qua vùng địch kiểm soát. Căn nhà cũng là nơi nuôi giấu những người kháng chiến. Địch phát hiện nhưng không bắt được cha ông, chúng xả súng tàn sát cả gia đình và phóng hỏa thiêu hủy căn nhà. Ngôi nhà đã trở thành nấm mộ của gia đình ông. Người cha đã dắt ông đi theo cách mạng. Nhưng vì quá nhỏ nên đành gửi ông ở lại đơn vị hậu cần. Từ đó, hai cha con không gặp nhau. Ông chỉ nhớ tên mình, còn dòng họ cũng không biết rõ. Đơn vị đã lấy họ Nguyễn đặt cho ông (mặc dù cha ông họ Ngô). Ông Tám Ảnh được đơn vị đưa ra miền Bắc học tập và được đào tạo nghiệp vụ tại Đông Đức (Cộng hòa dân chủ Đức trước đây). Còn cha ông, không đi tập kết, vẫn ở lại miền
Vào một buổi sáng tháng sáu, chúng tôi cùng ông Tám Ảnh qua bến đò Bửu Long hướng đến ấp Tân Hội (xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), nơi cha ông đã yên nghỉ. Trong làn khói nhang nghi ngút, chúng tôi trầm tư ngồi bên ngôi mộ. Ông Tám Ảnh chỉ một ngôi mộ kế bên phần mộ của cha ông. Bia mộ có ghi tên ông Lê Văn Lộc và dòng địa chỉ ngắn ngủi: quê quán Ninh Bình (miền Bắc). Ông Tám Ảnh trầm giọng kể cho chúng tôi biết: Trước lúc nhắm mắt, cha ông có nhắn lại: "Nếu ông Chín Lộc (một cách gọi thân mật của người
Hai ngôi mộ cùng quay về hướng đình Tân Hội, nơi các ông đã gắn bó gần cả cuộc đời của mình. Chúng tôi đi trên một con đường đất để tới được đình Tân Hội. Đây là con đường ông Trần Công An - Anh hùng lực lượng vũ trang - đã bắt sống lính Tây rồi đốt nhà đi theo bộ đội. Đình Tân Hội đang được sửa chữa. Chúng tôi may mắn gặp ông Lê Văn Chính, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã và ông Hồ Văn Phát - người quản lý ngôi đình. Hai ông dẫn chúng tôi đến thăm căn hầm bí mật ngày xưa, nơi ông Năm Xe và ông Chín Lộc đã nuôi giấu cán bộ. Căn hầm được bố trí khéo léo nằm dưới bức tượng Thần hoàng - một nơi rất linh thiêng và cũng bất ngờ với kẻ địch. Có lần cả trung đội lính ngụy đã ở tại đình nhưng chúng cũng không phát hiện được. Thực ra, căn hầm này hồi đó chỉ có ba người biết, đó là ông Năm Xe, ông Chín Lộc và ông Nguyễn Văn Cho (tức ông Ba Công Thành). Một lần chúng tôi đã đem câu chuyện chiếc hầm bí mật ở đình Tân Hội để hỏi anh hùng lực lượng vũ trang Trần Công An, ông mỉm cười và nói: "Nếu hầm bí mật mà nhiều người biết thì còn gì là bí mật". Bởi vậy, nhiều người dân ấp Tân Hội hồi đó chỉ biết Năm Xe là người coi đình và một người Bắc (tức ông Lê Văn Lộc) đi làm thuê, cuốc mướn để lấy tiền nuôi nhau. Hai người thân thiết như anh em ruột thịt. Sau này biết rõ, nhân dân đã đề nghị lập bàn thờ hai ông để tưởng nhớ và ghi nhận công lao. Đây là một ngoại lệ đặc biệt, bởi lẽ trong đình chỉ thờ những vị Thần và Thánh.
Sự hy sinh thầm lặng của hai ông như thôi thúc chúng tôi đi tìm gặp ông Nguyễn Văn Cho (tức ông Ba Công Thành), nay đã 96 tuổi, ở trong "ngôi nhà tình nghĩa". Ông sống một mình vì vợ qua đời và đứa con trai duy nhất đã hy sinh. Tuy đã cao tuổi, nhưng khi chúng tôi nhắc tới căn hầm bí mật và những người đã bảo bệ, nuôi giấu cán bộ ở hầm, ông xác nhận: "Tôi biết ông Năm Xe và ông Chín, họ rất trung thành với cách mạng. Họ canh gác, dẫn đường và tiếp tế cho cán bộ". Lời kể của ông Nguyễn Văn Cho, một lão thành cách mạng với 60 tuổi Đảng, 96 tuổi đời như một minh chứng cho công lao đã đóng góp cho hai ông Ngô Văn Xe và Lê Văn Lộc.
Những ngày tiếp theo, chúng tôi tìm đến các gia đình đã cưu mang, chăm sóc và tìm hiểu cuối đời của hai ông. Bà Nguyễn Thị Dậu (bà Mười Dậu), một bà mẹ có hai con là liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp, đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cảm động về ông Lê Văn Lộc trước lúc qua đời. Ông có dặn bà, khi chôn cất nhớ đặt một phiến đá nhỏ trên mộ ông. Có lẽ trước lúc nhắm mắt ông nhớ về quê hương Ninh Bình, vùng đất có nhiều dãy núi đá. Ở miền quê ấy, ông đã sinh ra và còn những người thân thương. Bà Mười Dậu cùng chồng và con đã tổ chức đám tang ông như người thân ruột thịt. Đến nay, chòm xóm còn nhớ mãi đám tang ấy...
Chúng tôi chia tay những bà mẹ sống trên mảnh đất anh hùng còn in dấu bao chiến công thầm lặng. Trong lòng chúng tôi trĩu nặng những điều băn khoăn day dứt và ước muốn. Ước gì ở miền đất Ninh Bình có người vợ và con ông Lê Văn Lộc biết được tin tức để đưa ông về quê cha đất tổ như ước nguyện của ông trước lúc qua đời. Mong muốn cơ quan có thẩm quyền hãy ghi nhận và truy tặng danh hiệu xứng đáng với công lao đóng góp thầm lặng của hai ông, cũng là để chia sẻ những mất mát quá lớn của gia đình mà không gì bù đắp nổi.
Vũ Đức vinh