Về Chiến khu Đ những ngày này, hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi sự thay đổi ở vùng căn cứ địa lừng lẫy một thời mà bọn cầm đầu Mỹ ngụy đã phải kêu lên là: "Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất". Từ con đường dài hơn 10km dẫn vào chiến khu Đ đã được trải nhựa, một vài hạng mục đang được thực hiện đến những công trình, dự án xây dựng, cải tạo mới sắp được khởi công... Khu di tích Chiến khu Đ đang hứa hẹn là điểm du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái hấp dẫn của người dân trong và ngoài tỉnh.
Về Chiến khu Đ những ngày này, hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi sự thay đổi ở vùng căn cứ địa lừng lẫy một thời mà bọn cầm đầu Mỹ ngụy đã phải kêu lên là: "Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất". Từ con đường dài hơn 10km dẫn vào chiến khu Đ đã được trải nhựa, một vài hạng mục đang được thực hiện đến những công trình, dự án xây dựng, cải tạo mới sắp được khởi công... Khu di tích Chiến khu Đ đang hứa hẹn là điểm du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái hấp dẫn của người dân trong và ngoài tỉnh.
* Thêm một "điểm đến" sắp được xây dựng
Mới đây, nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã có chuyến khảo sát thực tế, góp ý cho dự án Trung tâm văn hóa - lịch sử - sinh thái Chiến khu Đ tại ngã ba Bà Hào (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu). Theo đơn vị thiết kế, khu trung tâm này sẽ rộng gần 160hecta với các hạng mục chính như: khu tượng đài trung tâm (bệ tượng, sa bàn chiến khu Đ, sân tượng đài, cây xanh thảm cỏ trồng trang trí xung quanh tượng đài); sân lễ; khu di tích của 9 tỉnh, thành miền Đông; khối điều hành, nhà bảo vệ, tiếp khách, nhà nghỉ chân, vệ sinh, bãi đậu xe... Điều đặc biệt của công trình nằm ở chỗ, khu trung tâm sẽ hướng mặt ra phía hồ Bà Hào, tạo ra khung cảnh nên thơ, hữu tình, rất phù hợp cho việc nghỉ dưỡng. Hồ Bà Hào, một phần sẽ được giữ lại như nguyên trạng, một phần sẽ được kè đá tạo cảnh quan. Việc xây dựng, tôn tạo trung tâm sẽ được dựa theo nguyên tắc: giữ rừng và tránh bê tông hóa. Các loại cây được trồng tại đây cũng được tính toán sao cho phù hợp nhất nhằm tránh phá vỡ tổng thể chung của rừng Chiến khu Đ. Từ trung tâm này, du khách có thể đến với khu di tích Khu ủy miền Đông, Trung ương Cục miền Nam tại Chiến khu Đ. Hấp dẫn hơn nữa, cũng từ trung tâm này, đi thêm khoảng 20km đường rừng, du khách sẽ đến với Vườn quốc gia Cát tiên với hệ thực vật phong phú. Theo nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thì đây là một điểm du lịch văn hóa - lịch sử sinh thái hấp dẫn, nếu khai thác tốt sẽ rất thu hút. Ông nói: "Nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân là rất lớn, đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc xây dựng khu trung tâm này phải tính toán làm sao để vừa hài hòa, phù hợp với quần thể khu du lịch của Chiến khu Đ, vừa mang tính lịch sử lại mang hiệu quả kinh tế. Việc xây dựng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh sự lãng phí. Nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân là rất lớn nên cũng phải tính toán tới việc xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn ở những địa điểm phù hợp cho du khách. Bên cạnh đó, việc tổ chức được các chương trình hay Festival rừng cũng là điều phải nghĩ tới".
* Làm thế nào để thu hút du khách?
Ông Phạm Thanh Sơn, Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, cho biết hiện nay hai điểm du lịch trong Chiến khu Đ là Khu ủy miền Đông và Trung ương Cục miền
Minh Ngọc