Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhân Ngày thơ Việt Nam: 86 tuổi vẫn đang viết tiếp "Biên Hòa sử lược diễn ca"

12:02, 11/02/2006

Đọc "Hồi ức về những ngày Cách mạng tháng Tám ở Biên Hòa của một người từng làm bồi cho Tây" (đăng trên báo Đồng Nai số 1051, ra ngày 1-9-2005) nhiều người biết được một phần những hoạt động bí mật của ông Ba Dữa (Đinh Quang Dữa), nguyên bí thư, chủ tịch UBND phường Hòa Bình, nguyên Phó trưởng phòng Nhà đất TP. Biên Hòa.

Ông Ba Dữa (Đinh Quang Dữa).

Đọc "Hồi ức về những ngày Cách mạng tháng Tám ở Biên Hòa của một người từng làm bồi cho Tây" (đăng trên báo Đồng Nai số 1051, ra ngày 1-9-2005) nhiều người biết được một phần những hoạt động bí mật của ông Ba Dữa (Đinh Quang Dữa), nguyên bí thư, chủ tịch UBND phường Hòa Bình, nguyên Phó trưởng phòng Nhà đất TP. Biên Hòa. Ông là người đã 66 năm nay sống, hoạt động và là chứng nhân hiếm hoi về mảnh đất, con người Biên Hòa. Thế nhưng ít ai biết, ông Ba Dữa còn là một người làm thơ với số lượng thơ khá đồ sộ. Đến nay, tổng số bài thơ của ông lên đến con số 500. Trong đó, ông tuyển chọn và cho ra mắt thi hữu gần xa được 2 tập thơ cùng mang tên Bên dòng sông Phố 1 và 2 (Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai 1994, 2005). Đặc biệt, từ 3 năm nay, ông tập trung bút lực để thực hiện bộ sách mang tính sử thi. Đến năm rồi, tập 1 của Biên Hòa sử lược diễn ca do ông tự tổ chức ấn hành đã ra mắt người đọc. Ông Ba Dữa cho biết Biên Hòa sử lược diễn ca đã được ông xây dựng đề cương từ năm 2003. Theo đó, bộ sử thi này sẽ có 3 tập nhằm khái quát lại 3 thời kỳ lịch sử trên đất Biên Hòa - Đồng Nai. Năm nay, nhà thơ nghiệp dư đã 86 tuổi nhưng xem ra ông vẫn còn sung sức lắm. Ông đi nhiều, hội họp nhiều, đọc nhiều và viết cũng nhiều với quyết tâm hoàn thành thiên trường ca này.

Ông Ba Dữa làm thơ rất sớm. Từ năm 1940, khi có mặt ở Biên Hòa, ông đã bắt đầu làm thơ. Nhưng mãi đến năm 1948, bài thơ Thăm miền quê của ông với bút hiệu là Giang Nam mới được đăng một đoạn cuối trên báo Dân Đen ở Sài Gòn. Sau đó, khi phát hiện có nhà thơ Giang Nam

Các tập thơ của ông Ba Dữa

làm thơ hay hơn mình, ông bèn thêm vào bút danh mình họ Đinh thành Đinh Giang Nam. Ông Ba Dữa cũng là một trong nhóm 7 văn nhân thi hữu cộng tác với Nguyệt san Biên Hùng do Tòa hành chính tỉnh Biên Hòa thời chế độ cũ ấn hành và giao cho ông Lý Quý Phát (thân phụ cố nhà báo Chánh Trinh) làm chủ nhiệm, Lương Văn Lựu làm chủ bút. Có những bài thơ của Đinh Giang Nam được bọn hiến binh, mật vụ tìm đến tận nhà để ... "hỏi thăm". Có một sự nghiệp thi ca khá phong phú nhưng nhà thơ Đinh Quang Dữa đã phải thú nhận rằng buổi đầu đến với thơ của ông cũng rất lận đận. Nhưng rồi sống cảnh mất tự do trong vùng tạm chiếm, thấy người dân bị áp bức, bóc lột, ông không thể không cầm bút! Chuyện cán bộ cách mạng Đinh Quang Dữa  hoạt động nội thành trở thành nhà thơ đơn giản như vậy!

 Bùi Thuận

 

 

Tin xem nhiều