Điếu văn do Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đọc tại lễ truy điệu đồng chí Phạm Văn Đồng có đoạn viết: Đồng chí là "Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; người cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người con rất mực trung thành, suốt đời chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế; nhà văn hóa lớn của dân tộc...
Điếu văn do Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đọc tại lễ truy điệu đồng chí Phạm Văn Đồng có đoạn viết: Đồng chí là "Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; người cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người con rất mực trung thành, suốt đời chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế; nhà văn hóa lớn của dân tộc... Suốt 41 năm là Ủy viên Trung ương Đảng , 35 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà lý luận chính trị và văn hóa xuất sắc, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, tư duy luôn luôn năng động, tình cảm luôn luôn chan hòa với nhân dân, nhạy cảm, thấu hiểu được nguyện vọng của đồng bào. Nhờ vậy, đồng chí có nhiều đóng góp lớn trong việc hoạch định, làm thấu suốt và chỉ đạo thực hiện đường lối của cách mạng Việt
Đồng chí Phạm Văn Đồng, bí danh là Tô, sinh ngày 1-3-1906, tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trong một gia đình công chức.
Từ khi còn học tại Trường Quốc học Huế, rồi trường Bưởi (Hà Nội), đồng chí đã tham gia các hoạt động yêu nước. Năm 1925, đồng chí đã hưởng ứng phong trào học sinh bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh. Năm 1926, đồng chí đi Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp tập huấn do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức và được kết nạp vào Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.
Cuối năm 1927, đồng chí về nước, hoạt động cách mạng ở Sài Gòn. Đầu năm 1929, đồng chí được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Nam kỳ, sau đó vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.
Tháng 5-1929, đồng chí đi Hương Cảng (Trung Quốc) dự Đại hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Tháng 7-1929, đồng chí trở về Sài Gòn hoạt động và bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.
Tháng 7-1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, đồng chí được trả tự do, rồi ra Hà Nội hoạt động công khai.
Tháng 5-1940, đồng chí đi Côn Minh (Trung Quốc) gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó, đồng chí hoạt động cách mạng ở Liễu Châu, Tỉnh Tây (Trung Quốc).
Đầu năm 1942, đồng chí về nước, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Tháng 8-1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (Tuyên Quang) bầu đồng chí vào Ủy ban Giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đồng chí được cử làm Bộ trưởng Tài chính.
Tháng 1-1946, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I. Ngày 16-4-1946, đồng chí làm Trưởng phái đoàn thân thiện của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thăm Cộng hòa Pháp.
Cuối tháng 5-1946, đồng chí được cử làm Trưởng phái đoàn Chính phủ ta đàm phán với Chính phủ Pháp tại Hội nghị
Trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ
Năm 1947, đồng chí được bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1949, đồng chí được bổ sung làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 8-1949, đồng chí được cử làm Phó thủ tướng Chính phủ.
Tháng 2-1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và được Ban chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.
Tháng 5-1954, đồng chí được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ ta dự Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Tháng 9-1954, đồng chí được cử làm Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại của Trung ương Đảng.
Ngày
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã bầu đồng chí vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bầu đồng chí làm Ủy viên Bộ Chính trị. Đồng chí tiếp tục được cử giữ chức Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Ban chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, và tiếp tục giữ chức Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Tháng 7-1981, đồng chí là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Tháng 3-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Ban chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và tiếp tục được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng các khóa VI, VII, VIII, đồng chí được Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa đó cử làm Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 12-1997, theo đề nghị của đồng chí và được Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chấp nhận, đồng chí kết thúc nhiệm vụ Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khóa I (1946-1960) đến khóa VII (1981 -1987). (2)
Là một trong những người lãnh đạo trụ cột của Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng còn là một nhà văn hóa lớn của đất nước. Những tác phẩm, những bài nói, bài viết của đồng chí về dân tộc, đất nước, về văn hóa, văn nghệ là những định hướng đưa đường cho những người làm văn hóa, văn nghệ.
"Đồng chí là một nhà văn hóa lớn của dân tộc, luôn luôn quan tâm sâu sắc đến văn hóa và liên tục sáng tạo văn hóa, nhấn mạnh văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa, luôn luôn coi trọng phát huy vai trò động lực của văn hóa đối với kinh tế và xã hội, có nhiều ý tưởng sáng tạo chỉ đạo các mặt hoạt động văn hóa, đối thoại thân tình và giúp đỡ thiết thực các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ; bản thân mình có nhiều tác phẩm văn hóa nổi tiếng với một văn phong trong sáng, mẫu mực". (3)
Suốt hơn 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nêu một tấm gương sáng về "cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư", đấu tranh không mệt mỏi chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu và các hành vi tiêu cực khác trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước.
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.
Đồng chí được Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô -viết tặng Huân chương Lênin và huân chương Cách mạng tháng Mười; Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng Huân chương Vàng quốc gia; Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Angkor; Nhà nước Cuba tặng Huân chương Jose Marty, Nhà nước Bungary tặng Huân chương Dimitrov; Nhà nước Ba Lan tặng Huân chương Công trạng, Nhà nước Mông Cổ tặng Huân chương Xu-khê-ba-to.
Trước năm 1960, đồng bào Xê Đăng ở Tây Nguyên đã đổi họ Đinh của mình ra họ Phạm để tỏ lòng nhớ ơn đồng chí Phạm Văn Đồng.
Do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Phạm Văn Đồng đã thanh thản ra đi vào cõi vĩnh hằng hồi 23 giờ 10 phút ngày
Cống hiến trọn một đời, có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và dân tộc, khi vĩnh viễn ra đi, đồng chí Phạm Văn Đồng đã để lại cho tất cả chúng ta lòng biết ơn sâu sắc và niềm tiếc thương vô hạn.
Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi liên tục trong hơn bảy thập kỷ của đồng chí Phạm Văn Đồng gắn liền với sự ra đời, trưởng thành của Đảng ta, gắn liền với chặng đường dài đấu tranh vô cùng gian khổ và đầy thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt
Nguyễn Xuyến
(1) (2) (3) Báo Nhân Dân số 16367, ngày
(Ảnh : tư liệu)