Sáng sớm ngày 27-8-1945, gần một vạn người từ khắp các quận Xuân Lộc, Tân Uyên, Long Thành, Dĩ An, Châu Thành ... nô nức kéo về Quảng trường Sông Phố của tỉnh lỵ Biên Hòa để dự cuộc mít - tinh lớn. Sau diễn văn khai mạc của ông Dương Bạch Mai - đại diện Xứ ủy Nam kỳ kiêm đại diện Mặt trận Việt Minh ở Nam bộ là phần công bố thành phần Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời (UBNDCMLT) tỉnh Biên Hòa. Theo đó, Chủ tịch UBNDCMLT tỉnh là ông Hoàng Minh Châu - vị Chủ tịch UBND tỉnh đầu tiên của tỉnh Biên Hòa lúc ấy mới 34 tuổi.
Sáng sớm ngày
* Một tình huống nắm ngoài dự kiến
Theo "Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai" thì vào thời điểm chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, toàn tỉnh Biên Hòa có khoảng 40 đảng viên Cộng sản ở các chi bộ vừa được khôi phục và mới phát triển, nhưng Tỉnh ủy thì vẫn chưa tổ chức lại được.
Vào cuối tháng 5-1945, tại ấp Vĩnh Cửu (nay thuộc phường Tam Hiệp, TP. Biên Hòa) đại diện Xứ ủy đã triệu tập hội nghị liên tỉnh miền Đông để phổ biến chủ trương của Trung ương Đảng về tình hình, nhiệm vụ mới. Trọng tâm là chuẩn bị lực lượng để tham gia tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước, Hoàng Minh Châu cùng Huỳnh Văn Hớn được cử làm đại biểu cho Đảng bộ Biên Hòa tham gia hội nghị.
Hai tháng sau, tại chùa Tân Mai ở Biên Hòa, ông Hà Huy Giáp - đại diện Xứ ủy Nam kỳ lại triệu tập các đảng viên Hoàng Mnh Châu, Huỳnh Văn Hớn, Phạm Văn Búng, Đặng Nguyên, Lê Nguyên Đạt..., đại diện cho các chi bộ: Sở Trường Tiền, Nhà máy cưa BIF, ga xe lửa Biên Hòa ... để trực tiếp truyền đạt chủ trương của Xứ ủy về việc gấp rút xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng nhằm chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị này còn nhằm tạo cơ sở đoàn kết các đảng viên Cộng sản thuộc các nhóm khác nhau đang hoạt động ở Biên Hòa để thống nhất hành động trước thời cơ mới. Đặc biệt là ngày 23-8-1945 (tức đúng 3 ngày sau Hội nghị tại chợ Đệm do Xứ ủy Nam kỳ mà trực tiếp là đồng chí Trần Văn Giàu phổ biến kế hoạch tổng khởi nghĩa) trong cuộc họp tại căn nhà của ông Ngô Hà Thành nằm cạnh dãy phố 5 căn của Sáu Sử (nay là khu giải trí thiếu nhi của công viên Biên Hùng), đại diện các chi bộ ở Biên Hòa có cuộc họp bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Biên Hòa. Tại hội nghị bất thường này Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Biên Hòa được thành lập và nhất trí cử Hoàng Minh Châu làm Chủ tịch UBKC tỉnh Biên Hòa. Điều này hoàn toàn phù hợp vì từ năm 1935, Hoàng Minh Châu là người tập họp những đảng viên trẻ, đồng thời giáo dục giác ngộ một số thanh niên là công nhân Sở Trường Tiền để thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Biên Hòa và chính Hoàng Minh Châu cũng là bí thư đầu tiên của chi bộ này.
Trong kế hoạch khởi nghĩa, Hoàng Minh Châu đã phân công cho đảng viên Hồ Văn Đại chịu trách nhiệm vận động ông Kinh lý Nguyễn Văn Tàng đứng ra thuyết phục cháu mình là tỉnh trưởng Nguyễn Văn Quý chấp nhận việc bàn giao chính quyền để tránh đổ máu; đồng thời phân công cho đảng viên Ngô Hà Thành (phụ trách quốc gia tự vệ cuộc) và Nguyễn Văn Long (phụ trách lực lượng cảnh sát) đến gặp tướng Ikada - Chỉ huy quân đội Nhật đang đóng tại Biên Hòa để yêu cầu Nhật không được can thiệp vào hoạt động của Ủy ban kháng chiến đồng thời phải giao nộp vũ khí, chỉ chỗ chôn giấu, cất giữ phương tiện chiến tranh. Riêng đám lính mã tà, lính thủ hộ, vệ binh (Garde Civile Locale) làm nhiệm vụ bảo vệ và gác cổng Tòa bố và các công sở cũng đã được vận động nộp súng cho lực lượng tự vệ hoặc án binh bất động để tránh xung đột vũ trang. Thế nhưng thật bất ngờ, vào lúc 9 giờ sáng 26-8-1945 đảng viên Nguyễn Văn Nghĩa (tự Xược) được hàng trăm quần chúng ở Biên Hòa hỗ trợ đã xông thẳng vào Tòa bố (nay là trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai) treo lá cờ đỏ Sao vàng đầu tiên lên dinh tỉnh trưởng. Vào năm 1936, Nguyễn Văn Nghĩa là người đầu tiên công khai diễn thuyết tuyên truyền về chủ nghĩa Cộng sản ở tỉnh Biên Hòa và đứng ra thành lập Ủy ban hành động. Năm 1939, ông bị bắt đày đi căng (Camp) Bà Rá và sau đó bị quản thúc ở Biên Hòa .
Sự kiện này xảy ra ngoài dự kiến của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Biên Hòa, nên chủ tịch Hoàng Minh Châu bèn đề nghị tạm dừng lại để xin ý kiến của Xứ ủy. Được đồng chí Dương Bạch Mai - đại diện Xứ ủy Nam kỳ và đang giữ cương vị thanh tra chính trị miền Đông chỉ đạo, vào lúc 11 giờ trưa ngày 26-8-1945, Hoàng Minh Châu cùng các đồng chí trong Ủy ban khởi nghĩa tỉnh đến tiếp nhận và chứng kiến bàn giao chính quyền tỉnh Biên Hòa về tay nhân dân.
Với cương vị Chủ tịch UBNDCMLT tỉnh Biên Hòa, ông Hoàng Minh Châu đã tuyên bố truất quyền sở hữu toàn bộ các đồn điền cao su, nhà máy chế biến lâm sản, nhà máy khai thác đá, cát... , nhà máy xay lúa gạo... của giới chủ tư bản Pháp, đồng thời tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho nông dân, đặc biệt là ra quyết định bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế bất hợp lý khác do thực dân Pháp đặt ra. Vị Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Minh Châu còn ra quyết định giảm thuế, giảm tô để khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất...
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước VNDCCH ngày
Hình như đã có âm mưu trước, chúng đưa Hoàng Minh Châu đến ngay bót Catinat khét tiếng ở Sài Gòn và mở màn bằng một trận đòn phủ đầu dữ dội do đích thân tên cò Bazin, chánh mật thám nổi tiếng ác ôn thực hiện, đến nỗi Hoàng Minh Châu không thể nào đứng được.
(Còn tiếp)
B.T