Sau khi Long Khánh được tái lập thị xã, vùng đất hoang vu Bàu Trâm mới khai phá có chừng 5.000 hộ dân, trong đó phần lớn là bà con người dân tộc Châu Ro mang họ Thổ, cũng được nâng cấp thành... xã đã có sự thay đổi đến lạ lùng. Con đường chính trong xã đã được "nhựa hóa". Dòng suối chia cách khu Bàu Trâm với Bàu Sầm giờ đã có cây cầu bê-tông kiên cố mang tên Hòa Bình bắt qua. Nhiều biệt thự hiện đại, lộng lẫy nằm trong khu vườn cây trái xanh um...
Sau khi Long Khánh được tái lập thị xã, vùng đất hoang vu Bàu Trâm mới khai phá có chừng 5.000 hộ dân, trong đó phần lớn là bà con người dân tộc Châu Ro mang họ Thổ, cũng được nâng cấp thành... xã đã có sự thay đổi đến lạ lùng. Con đường chính trong xã đã được "nhựa hóa". Dòng suối chia cách khu Bàu Trâm với Bàu Sầm giờ đã có cây cầu bê-tông kiên cố mang tên Hòa Bình bắt qua. Nhiều biệt thự hiện đại, lộng lẫy nằm trong khu vườn cây trái xanh um... Địa danh hành chánh xã Bàu Trâm gần đây được nói đến khá nhiều. Thế nhưng có một địa danh khác trong xã cách đây đúng 3 năm lại nức tiếng trong cả nước. Đó là Bàu Sầm, với vụ chàng trai Lê Ngọc Tâm, 22 tuổi dũng cảm xuống giếng sâu cứu thoát 3 người đang bị ngạt thở. Vụ dũng cảm cứu người ở Bàu Sầm nổi tiếng khắp cả nước, bởi, sau khi vụ việc xảy ra và sau khi UBND tỉnh có quyết định tặng bằng khen cho Lê Ngọc Tâm thì các báo: Đồng Nai, Tuổi Trẻ, Tiền Phong... đều có bài viết chuyện cứu người hy hữu này. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau đó chàng trai ở vùng hẻo lánh Bàu Sầm đã liên tiếp nhận tới 863 lá thư từ khắp nơi trong cả nước gởi đến để động viên, khen ngợi. Trong đó có những lá thư của một số bạn trẻ ở tận Lạng Sơn hoặc cuối cùng đất mũi Cà Mau còn hỏi thăm về cách thức mà Lê Ngọc Tâm đã thực hành để cứu người bị ngạt dưới đáy giếng sâu khi mà xuống đó ai cũng ngất đi, kể cả người xuống cứu?
* Được hai cái... đại hỉ!
Bàu Sầm bây giờ đổi mới đến mức chúng tôi phải nhờ anh Thổ Dĩnh - Trưởng ban văn hóa - thông tin xã Bàu Trâm dẫn đường, mới tìm đến được tổ 2, nơi có nhà của Lê Ngọc Tâm cùng những người mà anh đã cứu sống. Điều bất ngờ đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là căn nhà của Lê Ngọc Tâm thật khang trang, xinh đẹp, nằm giữa vườn tiêu, cà phê, điều ... xanh mướt. Nó khác một cách hoàn toàn với những gì mà cố đồng nghiệp của chúng tôi là cộng tác viên Sơn Trà đã ghi nhận cách nay 3 năm: "Nhà" của Tâm là một chòi lá - nơi trú nắng, che mưa cho một gia đình 5 người đều cần cù, siêng năng. Nghe chúng tôi bày tỏ ngạc nhiên về sự thay đổi này, Lê Ngọc Tâm nở nụ cười hiền lành:
- Nhà này cũng mới cất hồi đầu năm nay đó chú, trị giá tất cả khoảng 30 triệu đồng. Đây là số tiền mà ba, má, chị, em của Tâm đã phải làm lụng, dành dụm suốt 14 năm mới có được.
Vậy là đầu năm 2005 này, chàng trai Lê Ngọc Tâm vừa bước vào tuổi 25 đã có được 2 cái "đại hỉ": Nhà mới và mới... cưới vợ. Được phép của gia đình và tổ chức, ngày 26-6 vừa rồi Tâm đã làm lễ thành hôn với Nguyễn Lữ Thành - một nữ công an viên của xã Bàu Trâm. Cuộc hôn nhân này rất... "môn đăng hộ đối", vì Tâm đang là một xã đội viên. Cả xã đội trưởng Mai Ngọc Căn, lẫn xã đội phó Nguyễn Văn Hồng đều nhận xét: "Lê Ngọc Tâm mới tham gia vào lực lượng vũ trang của xã được hơn một năm, nhưng đã tỏ ra là một chiến sĩ thực hành tốt mọi quy định của Ban chỉ huy quân sự xã trong việc gác, trực, huấn luyện định kỳ. Tâm còn được giao kiêm nhiệm ấp đội trưởng Bàu Sầm và đặc biệt đang được đưa vào diện cảm tình Đảng". "Nhà văn hóa xã" Thổ Dĩnh cho biết:
- Do Bàu Trâm mới lập xã và tôi cũng chỉ mới biết Lê Ngọc Tâm chừng vài năm nay. Nhưng tôi nhận thấy ông "ấp đội trưởng" dũng cảm này hiền lành, dễ thương lắm. Sống và làm việc không mất lòng ai. Ai nói gì cũng cười...
* Quên mình để cứu người
Đám bạn bè ở Bàu Sầm, Bàu Trâm cùng ra thị trấn Xuân Lộc để học trường Lê Văn Tám trước đây hay kêu Lê Ngọc Tâm là ...Tâm "beo". Do anh chàng Tâm hiền queo hay nhe răng cười này lại ưa nghịch ngợm và khoái leo trèo, bơi lội. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Tâm "beo" phải gác mộng ước vào đại học để ở nhà phụ giúp cha mẹ làm vườn, ruộng. Chàng trai vừa bước vào đời đã nhanh chóng trở thành lao động chính trong gia đình vì mẹ cha già yếu, còn chị và em thì không đủ sức cán đáng nổi chuyện đồng áng, nhọc nhằn...
Ông Hải và anh Trí đang đứng trước cái hầm âm nơi mà họ suýt mất mạng nếu không được sự dũng cảm cứu thoát của Tâm "beo" |
Vào khoảng 9 giờ sáng ngày
- Thôi để con xuống !
Mọi người ngạc nhiên nhìn chàng trai nhỏ thó, hiền lành. Còn Tâm khi được buộc dây vào người đã tự nhẩm lại một số kiến thức đã học được ở nhà trường phổ thông: "Phải hết sức bình tĩnh. Vì bình tĩnh thì nhịp thở bình thường, hít khí độc ít hơn sẽ chậm ngất!". Và, Tâm đã cố gắng thật bình tĩnh để giữ cho hơi thở không nhanh. Vậy mà mới móc dây được vào người ông Hải, Tâm đã ngất đi. Cả hai được kéo lên. Phải 5 phút sau, Tâm mới tỉnh dậy. Anh lại xuống giếng và kéo được Vĩ lên. Lần thứ ba, Tâm xuống để cứu người cuối cùng là Thảo - con trai út của ông Hải. Vừa cột được Thảo, Tâm lại ngất xỉu. Chàng trai dũng cảm này chỉ tỉnh dậy khi cảm thấy mình đang nằm trên một cái gì cà tưng cà tưng nên hốt hoảng hỏi: "Đi đâu đây?". Thì ra cả bốn đang được xe cấp cứu Bệnh viện Long Khánh chở ra đến thị trấn.
Ai cũng cho là trường hợp cả 3 người ngất xỉu dưới đáy giếng suốt cả hai tiếng đồng hồ này được cứu sống là chuyện hy hữu. Vì không ít trường hợp cả nhà 3, 4 cha con tìm cách cứu nhau đều thiệt mạng dưới đáy hầm âm chỉ trong vài mươi phút. Hai giờ đồng hồ tổ chức cứu cha con ông Hải cùng người chủ hầm âm Nguyễn Thượng Vĩ (Trí) phải nói là đầy kịch tính. Vì những người có kinh nghiệm cấp cứu những trường hợp hiểm nghèo kiểu này đều đã bỏ cuộc. Vậy mà Lê Ngọc Tâm vẫn dũng cảm và bình tĩnh làm được chuyện phi thường.
Ông Hải (Nguyễn Văn Thu) năm nay đã xấp xỉ lục tuần, nhớ lại:
- Chuyện chúng tôi được cháu Tâm cứu sống phải nói là hết sức thần kỳ, vì tôi nghĩ không thể nào chúng tôi sống sót được. Khi thấy Trí bị ngất dưới hầm âm, tôi kêu thằng con út tôi qua cứu. Thằng nhỏ vừa tuột xuống mới xốc nách thằng Trí là bị xỉu ngay. Tôi biết khí dưới hầm âm này rất độc nhưng nóng ruột cho sinh mạng hai đứa con bị xỉu nằm dưới đó, tôi liều mạng già leo xuống. Không ngờ vừa xuống cũng bị ngất luôn. Từ sau ngày thoát chết một cách thần kỳ như vậy, tôi phát tâm niệm phải làm việc từ thiện. Thế là tôi gia nhập hội người cao tuổi. Mấy năm nay nhờ có những đóng góp vào công việc từ thiện, tôi được cử làm chi hội trưởng Hội người cao tuổi ấp Bàu Sầm này. Còn con trai út tôi, thằng Thảo, sau vụ thoát chết đó đã chí thú làm ăn, nay đang làm công nhân Công ty Dong Yang với mức lương cũng khá ổn định.
Với nụ cười hiền lành, ấp đội trưởng Lê Ngọc Tâm cho biết: "Với gần một ngàn lá thư nhận được này, cháu đều đọc kỹ hết, nhưng trả lời không xuể, nên chỉ chọn những lá thư mà các bạn rất tha thiết được hồi âm hoặc hỏi về kinh nghiệm cứu người dưới giếng sâu để trả lời ...".
* Một gia đình có truyền thống... dũng cảm
Qua làm việc với những cán bộ lãnh đạo xã Bàu Trâm, tôi mới biết "máu" dũng cảm của Lê Ngọc Tâm (tự Tâm "beo") là có truyền thống. Ông ngoại của Tâm "beo" là liệt sĩ Lương Văn Lượng, dân gốc Hải Phòng vào Xuân Lộc hoạt động cách mạng và hy sinh năm 1964 ngay tại đất Bàu Trâm. Ngoại của Tâm, bà Lương Thị Năm sau khi chồng hy sinh vẫn tiếp tục làm cơ sở cách mạng và cho con gái mình là Lương Thị Mai làm du kích Bàu Trâm. Cha của Tâm "beo" là ông Lê Ngọc Thước quê ở Thanh Hóa, mới 18 tuổi đã tình nguyện đi bộ đội. Được vào
Nay thì gia đình ông Thước, bà Mai thuộc vào hàng kha khá ở ấp Bàu Sầm. Ấp đội trưởng Lê Ngọc Tâm học được ở cha mẹ, ông bà ngoại mình không những ở lòng dũng cảm mà còn cả nghị lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Đây cũng là gia đình mà cả cha mẹ đều đi làm mướn kiếm sống vẫn nuôi cả 3 con học hết cấp 3 ở vùng sâu Bàu Sầm.
Bùi Thuận
Ảnh : - Tâm (beo) với 863 lá thư từ khắp nơi gởi đến bày tỏ lòng ngưỡng mộ.
- Ông Hải (Nguyễn Văn Thu) và anh Trí (Nguyễn Thượng Vĩ) đang đứng trước cái hầm âm nơi mà họ suýt mất mạng nếu không được sự dũng cảm cứu thoát của Tâm "beo".