Từ Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Từ Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động". Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001), một lần nữa Đảng ta khẳng định và làm rõ thêm nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một sự tổng kết sâu sắc và là bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Đây cũng là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng, đáp ứng tình cảm và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển của giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta". Đồng thời, Báo cáo chính trị cũng chỉ rõ tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 9 nội dung chủ yếu. Cụ thể là:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27-3-2003 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới", Đảng ta đã và đang triển khai sâu rộng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn, chúng ta thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng những chân lý bền vững, đã được thực tiễn cách mạng Việt
Thứ nhất, vấn đề nổi bật xuyên suốt, nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là ý chí "Không có gì quý hơn độc lập tự do", là tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo, thể hiện trước hết trong việc hoạch định đường lối, chính sách, phương pháp, bước đi của cách mạng nước ta.
Thứ hai, một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh là "lấy dân làm gốc", xác định "mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân"; Đảng và Nhà nước cũng như mọi cán bộ, công chức phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hết lòng chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, thực sự là người lãnh đạo và là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là sách lược trong một thời kỳ, một giai đoạn cách mạng, mà là chiến lược cơ bản lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam.
Thứ ba, là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc tới công tác xây dựng Đảng. Trong Di chúc, Người viết: "Trước hết nói về Đảng". Người rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng. Người cho rằng mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém "Cán bộ là gốc của mọi công việc". Người luôn đòi hỏi ở mỗi người, nhất là người cán bộ cách mạng, phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài, trong đó đức là gốc.
Thứ tư, Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong những tác phẩm, bài nói, bài viết và toàn bộ cuộc đời của Người. Ở Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất giữa tư tưởng và hoạt động thực tiễn, giữa lời nói và việc làm, đồng thời Người nghiêm khắc đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thực hiện yêu cầu đó. Người dạy chúng ta quyết tâm không phải lời nói mà phải trong công tác, trong hành động. Để đạt được điều đó, đối với một Đảng, không thể chỉ dừng lại ở chủ trương, đường lối mà phải có các biện pháp thích hợp và đặc biệt phải có quyết tâm thực hiện.