Bác sĩ Đinh Cao Minh, Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết qua các xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng tại các nhóm kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra tổng quát hàng năm tại bệnh viện, cho thấy phần lớn đều bị nhiễm giun đũa người, giun đũa chó, trong đó có cả nhân viên y tế.
Bác sĩ Đinh Cao Minh, Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết qua các xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng tại các nhóm kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra tổng quát hàng năm tại bệnh viện, cho thấy phần lớn đều bị nhiễm giun đũa người, giun đũa chó, trong đó có cả nhân viên y tế. Nguyên nhân là hiện nay ý thức phòng ngừa bệnh giun sán của người dân chưa cao. Bệnh giun sán là do lây nhiễm từ thực phẩm bẩn; nguồn nước không hợp vệ sinh; thói quen ăn thịt tái, rau sống; chế biến và bảo quản thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguy cơ nhiễm giun sán không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà có thể xảy ra ở cả người lớn. Vì vậy, việc dùng thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần là việc làm cần thiết để điều trị và phòngchống tái nhiễm giun sán. Tuy nhiên, rất nhiều người lớn không có thói quen tẩy giun. Bên cạnh việc dùng thuốc tẩy giun đúng cách, cần tạo thói quen rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rau quả cần được ngâm với nước muối loãng; phải ăn chín, uống sôi... để hạn chế mầm bệnh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngọc Thư