Bệnh viêm não Nhật Bản đang lây lan nhanh tại nhiều tỉnh, thành. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 6, cả nước đã có gần 350 ca mắc, trong đó 5 ca đã tử vong.
Bệnh viêm não Nhật Bản đang lây lan nhanh tại nhiều tỉnh, thành. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 6, cả nước đã có gần 350 ca mắc, trong đó 5 ca đã tử vong.
Khám cho trẻ trước khi tiêm vaccine phòng bệnh tại Bệnh viện quốc tế Đồng Nai. |
Tại Đồng Nai, thông tin từ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết, đến nay trên địa bàn chưa có ca mắc viêm não Nhật Bản nào, mới chỉ có 2 ca viêm màng não.
* Các biểu hiện của bệnh
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết viêm não virus là một bệnh nguy hiểm do virus gây nên, thường làm tổn thương não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương, bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn ói, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng nguy cơ cao, dễ biến chứng và tử vong nhanh.
Những tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản: Tại chỗ tiêm có thể bị đau, sưng, đỏ. Một số ít có phản ứng toàn thân, như: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ trên xuất hiện vài giờ sau tiêm và thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Ngoài ra có một tỷ lệ nhỏ (khoảng 1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau tiêm vài giờ, trẻ cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. |
Viêm não Nhật Bản do một hoặc nhiều virus gây nên, như: virus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, các virus đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các virus khác chưa biết rõ... Rất khó phân biệt giữa các chủng virus này. Việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm để xác định virus, trong đó bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não.
* Những biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 10-15% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm não virus. Bệnh viêm não Nhật Bản làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10-20%. Khảo sát những ca bệnh viêm não Nhật Bản vừa qua cho thấy, 84,5% các trường hợp mắc bệnh chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi, nhóm trẻ dưới 1 tuổi chỉ chiếm 15,2%. Tuy nhiên, người lớn cũng vẫn có thể mắc bệnh.
* Phòng bệnh viêm não Nhật bản
Bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra quanh năm, nhưng mùa mưa (vào các tháng 5, 6, 7) là đỉnh dịch bởi thời gian này thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người, bệnh truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật nhiễm virus (thường là từ heo, trâu, bò) rồi đốt trên người và truyền bệnh cho người.
Ở lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, người già và trẻ em thường gặp nhiều hơn. Hiện viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng ngừa. Để phòng bệnh, tốt nhất là nên tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch với 3 liều cơ bản:
- Mũi 1: Lúc trẻ được 1 tuổi.
- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1-2 tuần.
- Mũi 3: Cách mũi 2 là 1 năm.
Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Ngoài ra, cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú ngụ của muỗi; ngủ phải nằm màn; diệt muỗi và lăng quăng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi.
Phương Liễu