Theo bác sĩ Nguyễn Thế Thử, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tâm Hồng Phước, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường gây nên hội chứng đau thắt hông, lưng.
Theo bác sĩ Nguyễn Thế Thử, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tâm Hồng Phước, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường gây nên hội chứng đau thắt hông, lưng.
Ở Việt Nam hiện có tới 30% dân số bị chứng đau lưng, hông, đau cổ do thoát vị đĩa đệm gây ra; 17% người trên 60 tuổi bị thoát vị đĩa đệm.
* Triệu chứng
Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng, hông, cổ với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu. Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng điển hình của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, có khi cơn đau dữ dội ít ngày rồi hết, có khi đau âm ỉ nhưng kéo dài. Đau tăng khi ho, hắt hơi, vận động vùng lưng hông.
Bơm thuốc cản quang trong phương pháp chụp ct để phát hiện các mạch máu bị tắc nghẽn. |
Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay...
Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, bệnh nhân thường cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đi vệ sinh. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hạn chế cử động cột sống khi ưỡn của thắt lưng, khó cúi gập người… Bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về một bên để giảm đau.
* Nguyên nhân gây bệnh
Do tư thế sai: Là nguyên nhân phổ biến trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi nâng nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách; thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi cong lưng gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hóa khớp, trật khớp…
Do thoái hóa tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi trung niên có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm do thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy giảm theo tuổi tác. Ở tuổi này, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, gây rách hoặc rạn nứt.
Ngoài 2 nguyên nhân chủ yếu trên còn một số nguyên nhân khác, như do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống, tổn thương đĩa đệm di truyền.
* Ảnh hưởng
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống, như: cúi, ngửa, nghiêng, xoay. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân khó nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân... Lâu dần sẽ dẫn đến teo cơ tay, chân bên tổn thương, mất cảm giác. Một số người bị tàn phế suốt đời.
* Điều trị và cách phòng tránh
Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý đến chế độ vận động. Nếu bị cấp tính, có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng), châm cứu hoặc dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần và vitamin nhóm B liều cao. Nếu chứng thoát vị đĩa đệm mạn tính thì cần phẫu thuật can thiệp. Hiện y học tiến bộ, biện pháp phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới, hiệu quả, an toàn và không để lại biến chứng.
Chuẩn bị cho một ca mổ thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất. |
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, cần thực hiện tư thế hợp lý trong lao động, vận động và sinh hoạt, đặc biệt chú ý trong tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi thẳng lưng bê vật nặng rồi mới từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng cúi xuống nhấc vật nặng lên; không nên bẻ người đột ngột kêu răng rắc, tập thể dục và đứng, ngồi, nằm cũng cần đúng tư thế… để tránh các tác động xấu đến cột sống, gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoát khỏi vị trí.
Phương Liễu (ghi)