Cây chùm ngây là một loại cây rau, cây thuốc đã được Bộ Y tế công bố có nhiều lợi ích về dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh.
Cây chùm ngây là một loại cây rau, cây thuốc đã được Bộ Y tế công bố có nhiều lợi ích về dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh.
Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa Oleifera, hiện được nhiều quốc gia trồng và sử dụng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng, trong đó có Việt Nam. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, chùm ngây là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…
* Giá trị dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu do Bộ Y tế công bố, cây chùm ngây chứa lượng vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, calcium gấp 4 lần sữa, chất sắt gấp 3 lần so với cải bó xôi, lượng vitamin C gấp 7 lần so với cam, kali gấp 3 lần chuối và chất đạm nhiều gấp 2 lần sữa chua. Đặc biệt là lá chùm ngây rất giàu dinh dưỡng dành cho bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng.
Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi chùm ngây thì được cung ứng 90% lượng calcium, 100% vitamin C, vitamin A, 15% chất sắt, 10% chất đạm cần thiết và vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ. Đối với các bà mẹ đang cho con bú, chi cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung calcium, vitamin C, vitaminA, sắt, kẽm, magnesium và các vitamin cần thiết trong ngày. Với cao tuổi, uống nước từ chùm ngây thay trà mỗi ngày sẽ giúp an thần, ngủ sâu, kích thích tiêu hóa, giảm cholesterol, thanh nhiệt và giải độc
* Giá trị chữa bệnh
Theo bác sĩ đông y Nguyễn Văn Nghị (Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai), các bộ phận của cây, như: lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa. có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống ung bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống ôxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. Riêng hạt và hoa chùm ngây có tác dụng chữa các triệu chứng về gout, huyết áp, giảm stress, tăng cường sinh lực. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng rễ chùm ngây, vì có khả năng gây sảy thai.
Phương Uyên (ghi)