Báo Đồng Nai điện tử
En

Những bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh

08:10, 31/10/2012

Bác sĩ Trần Thị Ngọc Thu, Trưởng khoa mắt (Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai) cho hay, có nhiều loại bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh, nếu không được phát hiện sớm, có khả năng gây mù lòa sau này ở trẻ.

Bác sĩ Trần Thị Ngọc Thu, Trưởng khoa mắt (Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai) cho hay, có nhiều loại bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh, nếu không được phát hiện sớm, có khả năng gây mù lòa sau này ở trẻ.

* Bệnh viêm nội nhãn

Viêm nội nhãn hay còn gọi là viêm mủ nội nhãn ở trẻ em là một dạng bệnh mắt có mủ. Đây là một dạng mắt bị nhiễm trùng nội sinh. Theo bác sĩ Thu, bệnh xuất phát từ lúc mắt bị chấn thương bởi bị một dị vật đâm thủng mắt, mang theo vi trùng và làm xuất hiện mủ. Điều đáng nói là căn bệnh này gây mù nhanh chóng, nhiều trường hợp phải múc bỏ mắt.

Trẻ sinh non dễ bị mù lòa (ảnh minh họa).
Trẻ sinh non dễ bị mù lòa (ảnh minh họa).

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ sinh non và có khoảng 600 trẻ sinh non trong số này bị mù vĩnh viễn do bệnh lý về võng mạc. Triệu chứng đầu tiên của người bệnh là mắt bị chấn thương, sưng đỏ, chảy nước mắt, đau nhức, nhìn mờ do giác mạc phù nề. Pha lê thể bị vẩn đục mủ do viêm. Thời gian xảy ra viêm mủ nội nhãn có thể xuất hiện vài giờ, vài ngày sau khi mắt chấn thương hoặc chậm hơn tùy theo tính chất hoặc độc tính của vi trùng, vi nấm gây bệnh.

Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm nội nhãn do nhiễm trùng cầu trùng heo Streptococcus suis,  nhiễm ký sinh trùng từ các loại vật nuôi, như: chó, mèo, sử dụng nước ao tù để tắm rửa… Bên cạnh việc mắc viêm nội nhãn, bệnh nhân còn có thể mắc viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, viêm phổi... Bệnh có thể được điều trị khỏi, nếu được phát hiện sớm.

Theo bác sĩ Trần Thị Ngọc Thu, nên đưa trẻ đi khám sớm ngay sau khi sinh, nếu: cân nặng lúc sinh 1,5-2kg hoặc tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần; trẻ sinh non bị ngạt phải nằm lồng ấp, thở ôxy kéo dài... Đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện mắt các cháu bị đỏ. Lúc đó mủ còn loãng thì có thể tiêm ngay kháng sinh vào nội nhãn, hoặc cắt ngay dịch kính lấy mủ ra rồi đưa kháng sinh vào. Nếu phát hiện muộn, mủ đã đặc lại sẽ ảnh hưởng đến giác mạc, khó điều trị. Lúc đó, mủ không những chỉ trong nội nhãn mà đã lan ra toàn nhãn. Cần lưu ý là bệnh này tập trung nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cá biệt, trẻ trên 5 tuổi cũng mắc bệnh.

* Bệnh bong võng mạc ở trẻ sinh non

Bệnh bong võng mạc ở trẻ cũng là một bệnh lý mắt thường gặp ở những trẻ sinh non, nhẹ cân. Mạch máu võng mạc ở mắt là phần cuối cùng phát triển hoàn thiện cho đến khi thai nhi đủ tháng. Những trẻ sinh non ở tuần thứ 32 và nặng dưới 1,8 kg thường dễ mù ở cả hai mắt, do tổn thương mạch máu nhỏ ở mắt. Có đến 80% trường hợp bị biến chứng mù lòa ở trẻ sinh non do mắc bệnh bong võng mạc.

Những trẻ bị bệnh mắt phải điều trị bằng laser thường để lại sẹo võng mạc, cũng dễ có nguy cơ bong võng mạc. Nếu không được phát hiện và cho đeo kính sớm, các bé sẽ bị cận, viễn hay loạn thị.

Thuận Thắng (ghi)

 

 

Tin xem nhiều