Báo Đồng Nai điện tử
En

Cẩn thận với đồ dùng nhà bếp

08:06, 14/06/2012

1. Chảo không dính

Tác hại: Xoong chảo chống dính ngày càng được dùng phổ biến trong nhà bếp của các gia đình. Nhưng một khuyến cáo mới được đưa ra gần đây rằng: Sử dụng lâu ngày xoong chảo chống dính có thể gây ngộ độc đặc biệt là loại xoong, chảo chống dính giả đang được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay

1. Chảo không dính

Tác hại: Xoong chảo chống dính ngày càng được dùng phổ biến trong nhà bếp của các gia đình. Nhưng một khuyến cáo mới được đưa ra gần đây rằng: Sử dụng lâu ngày xoong chảo chống dính có thể gây ngộ độc đặc biệt là loại xoong, chảo chống dính giả đang được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Với loại chảo chống dính giả, lớp chống dính thực chất chỉ là một lớp sơn chịu nhiệt. Là một loại sơn nên khi đun nấu ở nhiệt độ cao, lớp chống dính giả sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất, như: perfluoisobutylene, perfluorooctanoic acidpfoa, carbonylchlorride. Đây là những chất độc gây hại cho sức khỏe với các triệu chứng tức ngực, khó thở... nếu dùng thường xuyên.

Phòng tránh: Rất may là các bà nội trợ hoàn toàn có thể hạn chế được những ảnh hưởng trên với một vài thói quen nhỏ trong nấu nướng. Khi nấu nướng bằng xoong, chảo chống dính không nên để nhiệt độ quá cao. Không nên để nồi chảo không trên bếp nóng mà luôn phải có thức ăn trên đó. Cần ngưng sử dụng với những xoong chảo chống dính đã bị bong tróc lớp chống dính.

2. Nồi nhôm

Tác hại: Với ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, nồi nhôm được sử dụng khá phổ biến trong nhà bếp người Việt. Tuy nhiên, một số cách sử dụng nồi nhôm có thể gây hại cho sức khỏe gia đình bạn. Nồi nhôm được các nhà khoa học khẳng định là không nên dùng để nấu thực phẩm mặn có nhiều muối, nước mắm, giấm... vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người. Nhất là loại nồi nhôm sản xuất từ nguồn nhôm phế liệu, xử lý không hết tạp chất nếu nhiễm nhôm vào thức ăn sẽ gây hại cho cơ thể.

Phòng tránh: Tin tốt là chỉ trong môi trường acide, muối, chua... hoặc môi trường quá mặn thì bề mặt sản phẩm nhôm mới dễ phóng thích ion nhôm vào thức ăn. Do vậy, bạn chỉ cần tránh nấu những thức ăn này bằng nồi nhôm là có thể phòng tránh được hầu hết những nguy cơ từ xoong, nồi nhôm.

3. Lò vi sóng microwave

Tác hại: Nấu ăn bằng lò vi ba với những tia sóng cực ngắn làm cho thức ăn chín rất nhanh trong vài phút.

Các nhà khoa học Mỹ đã cảnh báo với sự nóng lên nhanh chóng này, thức ăn không chỉ phân hủy thành các chất dễ tiêu hóa mà còn có thể sinh ra một số chất lạ làm suy giảm hệ miễn dịch. Thêm vào đó, trái ngược với quy luật đun nấu thông thường, lò vi sóng không làm nóng đều thực phẩm mà làm nóng theo điểm, kết quả là dẫn tới việc những vị trí nóng, lạnh khác nhau trên thực phẩm. Điều này khiến cho không thể giết chết tất cả vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm vì chúng vẫn sẽ tồn tại ở những điểm lạnh.

Phòng tránh: Người ta đã khẳng định lò vi sóng sẽ rất ít tạo nguy cơ gây hại nếu thực phẩm cho vào lò vi sóng đã qua chế biến thông thường. Lò vi sóng tốt nhất chỉ nên sử dụng khi cần thiết để hâm nóng lại thức ăn.

4. Khí từ bếp gas

Tác hại: Những chuyên gia đã khẳng định, khí từ bếp gas có hại cho sức khỏe của bạn đặc biệt là phổi. Phòng tránh: Bạn hãy luôn luôn giữ cho căn bếp nhà mình thông thoáng và tăng cường sự trao đổi khí với bên ngoài. Những tác động không tốt của khí gas chỉ có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng khi thường xuyên tác động lên phổi của bạn.

5. Chén, đĩa bằng sứ và nhựa

Tác hại: Rất nhiều loại hàng, như: chén, đĩa, chén, ly tách được sử dụng trong nhà bếp được làm từ hai loại phổ biến là sứ và nhựa. Với đồ sứ tráng men, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chén, đĩa sứ kém chất lượng. Trong những sản phẩm đó có chứa một lượng chì nhất định có hại cho sức khỏe. Những tác dụng này càng rõ rệt khi đồ sứ chất lượng kém được dùng để đựng đồ ăn nóng, chua và nước hoa quả, vì nhiệt độ và acide sẽ làm các chất độc trong hoa văn được giải phóng nhanh hơn.

Phòng tránh: Khi lựa chọn chén, đĩa đồ đựng thức ăn cho nhà bếp, bạn đừng ngần ngại chọn hàng chất lượng cao. Vì đây là những đồ dùng sẽ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn của bạn. Cũng không nên để dưa chua trong đồ nhựa hoặc đồ sứ mà nên để trong lọ thủy tinh để tránh cho acide trong dưa không thúc đẩy quá trình nhiễm độc từ đồ dùng vào thức ăn.

Gia Hân (tổng hợp)

 

Tin xem nhiều