* Các bệnh đường hô hấp
Bác sĩ Lê Văn Giai, Trưởng khoa nhiễm của Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết: Viêm phế quản cấp là bệnh hay mắc phải ở trẻ trong ngày hè oi bức bởi mùa này, trẻ hay được cha mẹ cho nằm máy lạnh, uống nước đá…
* Các bệnh đường hô hấp
Bác sĩ Lê Văn Giai, Trưởng khoa nhiễm của Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết: Viêm phế quản cấp là bệnh hay mắc phải ở trẻ trong ngày hè oi bức bởi mùa này, trẻ hay được cha mẹ cho nằm máy lạnh, uống nước đá… Trẻ sốt, ho, sổ mũi và có thể xuất hiện ban đỏ lúc đầu ở mặt, sau lan xuống bụng, rồi chân tay. Cũng có thể diễn tiến đến viêm phế quản. Để phòng chống các bệnh lý đường hô hấp này, không nên cho trẻ ăn, uống đồ quá lạnh; nên thay đổi nhiệt độ trong phòng dần dần để cơ thể thích nghi; không để quạt thốc thẳng vào người; cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau tươi, uống nhiều nước.
* Bệnh nhiễm trùng đường ruột
Nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn hoạt động mạnh làm cho thức ăn nhanh chóng ôi thiu. Độc tố của vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát tán nhanh, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng thường là buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Vi khuẩn E.coli, tác nhân chính gây ngộ độc thực phẩm có nhiều trong nước uống, rau sống, thịt nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị tiêu chảy do virus hay nhiễm trùng tiêu hóa do tả, lỵ, thương hàn…
Tiêm ngừa đầy đủ giúp trẻ được bảo vệ tốt trong suốt mùa nắng nóng. Ảnh: P. Liễu |
Khi bị tiêu chảy hay nôn ói, trẻ bị mất nước, nên cho trẻ uống dung dịch oresol, uống ít một và uống chậm sẽ hiệu quả. Trong trường hợp bị nặng, trẻ khát nước, nôn ói nhiều, không uống được, mệt hay phân có máu thì nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
* Bệnh rôm sảy
Mùa hè là thời gian trẻ dễ bị rôm sảy và nhiễm trùng da do đổ nhiều mồ hôi. Phòng tránh bệnh này bằng việc tắm gội hằng ngày cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu dễ thấm mồ hôi. Cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ.
* Các bệnh lây truyền do virus gây nên
Theo bác sĩ Lê Văn Giai, nên phòng các bệnh chuyển mùa bằng việc tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ (cả cha mẹ và những người trông trẻ), như: rửa tay sạch sẽ, rửa đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa sạch các đồ dùng, đồ chơi của trẻ để giúp trẻ tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình. Ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất, tăng cường sức đề kháng để loại trừ các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, cần cho trẻ tăng cường uống các nước giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật. |
Mùa hè cũng là mùa phát tán của các bệnh do virus, trong đó phải kể đến viêm não và sốt xuất huyết. Viêm não virus là một tình trạng viêm cấp tính ở não và tủy sống. Có nhiều loại virus gây ra những dấu hiệu và triệu chứng, nhưng khác nhau về mức độ nặng nhẹ và sự tiến triển, cần được khám và bác sĩ theo dõi. Ngoài ra, gia đình cần cho trẻ nằm mùng tránh muỗi và hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi chiều để tránh bị muỗi đốt.
* Bệnh viêm não Nhật Bản B và tay chân miệng
Mùa này, tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản B ở trẻ em thường cao hơn mùa mưa. Đây là những bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Còn bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh thật sự nguy hiểm nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, như: run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ…
Phi Trường (ghi)