Báo Đồng Nai điện tử
En

Kỹ thuật trồng ớt

10:07, 28/07/2011

Hiện nay, một số nông dân trong tỉnh trồng ớt bán ăn tươi cho hiệu quả kinh tế khá cao. Cây ớt tuy dễ trồng, song phải đảm bảo một số quy trình về kỹ thuật trồng, chăm sóc năng suất và chất lượng mới cao.

Hiện nay, một số nông dân trong tỉnh trồng ớt bán ăn tươi cho hiệu quả kinh tế khá cao. Cây ớt tuy dễ trồng, song phải đảm bảo một số quy trình về kỹ thuật trồng, chăm sóc năng suất và chất lượng mới cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm, vụ sớm gieo hạt vào tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 và tháng 1. Vụ đông-xuân gieo hạt vào tháng 10 - 11 và thu hoạch vào tháng 2-3 dương lịch. Vụ hè-thu trồng ớt vào tháng 4-5, thu hoạch 8-9.

1/ Cách chọn giống:

Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến là ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, ớt búng, ớt hiểm... Tùy theo vùng sử dụng mà chọn loại ớt nào có giá hơn thì trồng. Ớt giống phải chọn loại tốt, không có mầm bệnh và năng suất cao để trồng.

2/ Chuẩn bị đất:

Đất trước khi trồng ớt phải cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20 cm, rộng 1m. Sau đó bón lót khoảng 100 kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

3/ Cách trồng:

Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây con có từ 4-5 lá (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.

4/ Chăm sóc:

Tưới nước: Vào mùa mưa ruộng trồng ớt phải đảm bảo thoát nước tốt, còn mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Khi tưới nên tưới rãnh là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

- Khi cây ớt lên cao hơn 20cm tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Chú ý nên tỉa cành lúc nắng ráo.

- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây nilông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

5/ Bón phân:

- Phân bón cho cây ớt nên chia làm 4 lần:

+ Lần 1: Sau khi trồng ớt được 20 - 25 ngày bón khoảng 4kg urê, 3kg kali, 10kg NPK (16-16-8), 2kg Calcium nitrat.

+ Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều thì bón 6 kg urê, 5kg kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8), 2kg Calcium nitrat.

+ Lần 3: Khi bắt đầu thu trái bón tiếp 6 kg urê, 5kg kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8), 3kg Calcium nitrat.

+ Lần 4: Khi thu hoạch rộ bón 4 kg urê, 4 kg kali, 10-15 kg NPK (16-16-8), 3kg Calcium nitrat. Chú ý trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, bà con nông dân cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng để cây ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

6/ Thu hoạch:

- Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu vàng, đỏ. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt thường cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/hécta.

7/ Phòng trừ một số sâu, bệnh:

- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire... để phòng trị.

- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, đục thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis...

- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B....

- Bệnh héo chết cây: Bệnh này do vi khuẩn gây ra nên khi phát hiện cần nhổ sớm và tiêu hủy. Sau đó dùng vôi bột rải vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.

- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil.

Nguyệt Hạ (tổng hợp)

 

Tin xem nhiều