(ĐN)- Theo văn bản của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GT-VT, Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) huy động nguồn lực để mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được giao chỉ đạo VEC huy động nguồn lực để nhanh chóng triển khai mở rộng tuyến cao tốc này.
(ĐN)- Theo văn bản của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GT-VT, Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) huy động nguồn lực để mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được giao chỉ đạo VEC huy động nguồn lực để nhanh chóng triển khai mở rộng tuyến cao tốc này.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến |
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch với quy mô 10 làn xe.
Hiện tại, giai đoạn 1 của dự án với quy mô 4 làn xe đã được VEC đầu tư và đưa vào khai thác từ năm 2016. Từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến liên tục tăng cao (trung bình tăng khoảng 10,45%/năm). Theo tính toán, phạm vi cao tốc từ TP.HCM (nút giao An Phú) đến Long Thành (nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) dài khoảng 26 km đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải. Tuyến đường thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.
Trước đó, vào tháng 10-2022, VEC đã đề xuất tự bố trí nguồn vốn khoảng 14,7 ngàn tỷ đồng để mở rộng tuyến cao tốc này lên 8-10 làn xe. Thời gian thực hiện từ quý 4-2022 đến quý 1-2026.
Phạm Tùng