(ĐN) - Sáng 8-12, Hội Luật gia tỉnh tổ chức tọa đàm với chủ đề Áp dụng - thi hành pháp luật về giám định tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.
(ĐN) - Sáng 8-12, Hội Luật gia tỉnh tổ chức tọa đàm với chủ đề Áp dụng - thi hành pháp luật về giám định tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.
Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Phan Văn Châu chủ trì buổi tọa đàm |
Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lưu Thị Hà; Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Lê Quang Y và trên 40 đại biểu là luật sư, luật gia, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên và chuyên gia lĩnh vực giám định tư pháp đang công tác tại các sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh tham dự.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đánh giá về thực trạng tổ chức, hoạt động và công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định tư pháp; đề xuất kiến nghị hoàn thiện thể chế; tầm quan trọng của giám định tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, quy định trách nhiệm bồi thường…
Từ thực tế đó, các đại biểu kiến nghị, các cơ quan địa phương quan tâm, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác giám định; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các giám định viên; các văn bản dưới luật phải sớm kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Giám định tư pháp năm 2020.
Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Phan Văn Châu bày tỏ, để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, hành chính và các vụ án hành sự thì một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để làm sáng tỏ vụ án, vụ việc là kết quả giám định. Kết quả giám định không chỉ tạo cơ sở cho các phán quyết đúng đắn, khách quan, chính xác mà còn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức của các cơ quan tố tụng lẫn đương sự.
Thông qua buổi tọa đàm này, Hội sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp, tham luật của các đại biểu kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét nhằm giúp cho người làm công tác giám định, hoạt động giám định được thực thi đúng pháp luật, thuận lợi, khách quan, chuẩn xác, hiệu quả.
Đoàn Phú