Hôm nay 7-12, trong tỉnh diễn ra các sự kiện: Hội nghị Đảng bộ quân sự tỉnh cuối năm 2022; Kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng năm 2022 tại Đảng bộ Tổng công ty Cao su Đồng Nai; Lãnh đạo tỉnh nghe báo cáo về tình hình tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh…
Hôm nay 7-12, trong tỉnh diễn ra các sự kiện: Hội nghị Đảng bộ quân sự tỉnh cuối năm 2022; Kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng năm 2022 tại Đảng bộ Tổng công ty Cao su Đồng Nai; Lãnh đạo tỉnh nghe báo cáo về tình hình tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh…
Hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh hơn 2 ngàn tấn chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, có khoảng 1,7 ngàn tấn đưa về các khu xử lý tập trung, còn lại người dân tự xử lý.
Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai đặt các mục tiêu: duy trì tỷ lệ chôn lấp chất thải sau xử lý không quá 15%; đảm bảo 80% tổ chức, cá nhân thu gom, tập kết và 100% đơn vị vận chuyển rác đáp ứng đồng bộ các phương tiện, trang thiết bị phù hợp với việc phân loại rác từ các hộ dân; các địa phương cấp huyện có trạm trung chuyển chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ môi trường. Sử dụng 100% túi ny lông thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi khó phân hủy…
Việc hoàn thành mục tiêu này rất cần các biện pháp thực hiện quyết liệt, hiệu quả và phù hơp. Cũng như đòi hỏi sự đồng bộ phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý, tái chế chất thải sinh hoạt. Huy động nguồn kinh phí xã hội hóa trong công tác quản lý chất thải rắn để giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách nhà nước…
T.H (tổng hợp)
Đồ họa: Hải Quân