Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhiều ý kiến đóng góp cho ban soạn thảo dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

03:04, 13/04/2022

(ĐN) - Ngày 13-4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, theo hình thức trực tuyến toàn quốc.

(ĐN) - Ngày 13-4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, theo hình thức trực tuyến toàn quốc. Sự kiện được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại 63 điểm cầu với sự tham gia của hơn 4 ngàn đại biểu.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai
Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Văn Quang và Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lưu Thị Hà chủ trì hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu chính có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu và Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu, nhấn mạnh: việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là điều rất quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy, việc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Theo đó, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 74 điều quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở…

Cũng theo ông Lê Tiến Châu, tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phản biện một số nội dung liên quan đến sự phù hợp giữa mục đích, quan điểm, phương pháp tiếp cận xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở; về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; việc thể hiện nguyên tắc thực hiện dân chủ trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành; vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; các điều kiện đảm bảo thực hiện dân chủ trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; cơ chế để phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; các quy định thể hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Quy định thế nào về vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở…

Đây là căn cứ để Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Sông Thao


Tin xem nhiều