(ĐN) - Nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết số 35-NQ-TW về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và thiết thực kỷ niệm 152 năm ngày sinh V.I.Lênin (22-4-1870 - 22-4-2022), sáng 21-4 Ban giám hiệu Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học "V.I.Lênin bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác - bài học cho hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay".
(ĐN) - Nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết số 35-NQ-TW về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và thiết thực kỷ niệm 152 năm ngày sinh V.I.Lênin (22-4-1870 - 22-4-2022), sáng 21-4 Ban giám hiệu Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “V.I.Lênin bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác - bài học cho hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay”.
TS.Nguyễn Văn Long, Phó hiệu trưởng nhà trường gợi ý thảo luận tại hội thảo |
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, TS.Nguyễn Văn Long, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh cho biết, Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7-11-1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.
V.I.Lênin với sự nghiệp chính trị cao cả trong buổi bình minh của chủ nghĩa xã hội, với trí tuệ uyên bác của nhà tư tưởng thiên tài, ông đã để lại cho đời 9.000 tác phẩm, là những bài học quý giá về lập trường quan điểm, về nguyên tắc tính Đảng, về tầm tư duy chiến lược và về đạo đức trong sáng cộng sản chủ nghĩa. Ông đã đấu tranh không khoan nhượng với các luận điểm cơ hội, phản động, phản bác một cách khoa học đối với sự xuyên tạc, vu khống chủ nghĩa Mác của các thế lực thù địch…
Trong quá trình chuẩn bị hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được hơn 20 bài tham luận của các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lí của các đơn vị và của cán bộ, giảng viên nhà trường. Các tham luận đã đi sâu tìm hiểu và làm rõ thêm cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin trong việc vận dụng sáng tạo, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trước điều kiện lịch sử mới. Đồng thời, các tham luận đã làm rõ hơn quá trình Đảng ta vận dụng quan điểm của V.I.Lênin vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, góp phần củng cố các luận điểm, luận cứ khoa học để bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tại hội thảo, Ban tổ chức tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và các nhà khoa học của Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai, Học viện Chính trị khu vực II, Trường đại học Nguyễn Huệ…về các vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin trong giai đoạn hiện nay, qua đó góp phần bổ sung, phát triển lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Phương Hằng