Báo Đồng Nai điện tử
En

Trồng rừng gỗ lớn cho lợi nhuận tốt

10:03, 27/03/2022

(ĐN) – Sáng ngày 26-3, Sở NN-PTNT tỉnh cùng Hiệp Hội Gỗ và Thủ Công Mỹ nghệ Đồng Nai đã làm việc với Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc về liên kết đầu tư trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn H.Xuân Lộc.

(ĐN) - Sáng ngày 26-3, Sở NN-PTNT tỉnh cùng Hiệp Hội Gỗ và Thủ Công Mỹ nghệ Đồng Nai đã làm việc với Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc về liên kết đầu tư trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn H.Xuân Lộc.

Đoàn lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh và doanh nghiệp chế biến gỗ làm việc với Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc. Ảnh: B.Nguyên
Đoàn lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh và doanh nghiệp chế biến gỗ làm việc với Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc

Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, diện tích rừng sản xuất trên địa bàn huyện là gần 4,4 ngàn ha. Trong đó, diện tích trồng keo lai là gần 3,2 ngàn ha gồm: 480ha do Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc trực tiếp sản xuất; 2 ngàn ha diện tích giao khoán cho các hộ dân; còn lại là diện tích liên kết với các công ty.

Kết quả thí điểm chuyển đổi kinh doanh trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn cho thấy, việc chuyển đổi này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, nếu khai thác rừng keo lai ở năm thứ 4-5 chỉ có thể bán dăm gỗ, giá trị đạt khoảng 60-80 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân từ 10-12 triệu đồng/ha/năm. Trường hợp chuyển thành rừng gỗ lớn với thời gian trồng sau 10-12 năm mới tiến hành khai thác, giá trị gỗ thu được khoảng 250 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân 20 triệu đồng/ha/năm. Với việc chuyển đổi này, chi phí đầu tư thấp hơn so với trồng rừng gỗ nhỏ vì giai đoạn về sau chủ yếu là bảo vệ rừng thay vì trồng lại rừng.

Đoàn lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh và doanh nghiệp chế biến gỗ khảo sát rừng trồng tại H.Xuân Lộc
Đoàn lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh và doanh nghiệp chế biến gỗ khảo sát rừng trồng tại H.Xuân Lộc

Chương trình làm việc này làm tiền đề cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất gỗ với Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc và người dân trồng rừng trên địa bàn huyện chuyển đổi trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn theo chuỗi cung ứng. Trong đó, doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sẽ hỗ trợ vốn cho người trồng rừng để kéo dài thời gian canh tác, sản phẩm gỗ thu hoạch được doanh nghiệp thu mua. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho đơn vị trồng rừng làm chứng nhận rừng bền vững FSC theo yêu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu lớn hiện nay.

Bình Nguyên

Tin xem nhiều