Báo Đồng Nai điện tử
En

Chuyện người lao động đòi trả lương 1 giờ, công ty chỉ trả 1 phút đã có hồi kết

04:03, 10/03/2022

(ĐN) - Sáng 10-3, người lao động (NLĐ) Quách Thị Hội (xã Trị An, H.Vĩnh Cửu) đã nhờ Hội Luật gia TP.Biên Hòa hỗ trợ pháp lý để yêu cầu Công ty Công nghệ Changshin Việt Nam (gọi tắc Công ty Changshin, xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) thực hiện bản án phúc thẩm số 02/2022/LĐ-PT ngày 10-1-2022 về việc Tranh chấp tiền lương rút ngắn thời giờ làm việc.

(ĐN) - Sáng 10-3, người lao động (NLĐ) Quách Thị Hội (xã Trị An, H.Vĩnh Cửu) đã nhờ Hội Luật gia TP.Biên Hòa hỗ trợ pháp lý để yêu cầu Công ty Công nghệ Changshin Việt Nam (gọi tắc Công ty Changshin, xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) thực hiện bản án phúc thẩm số 02/2022/LĐ-PT ngày 10-1-2022 về việc Tranh chấp tiền lương rút ngắn thời giờ làm việc.

NLĐ Quách Thị Hội (tay trái, xã Trị An, H.Vĩnh Cửu) tới Hội Luật gia tỉnh nhờ tư vấn vào tháng 9-2019
NLĐ Quách Thị Hội (xã Trị An, H.Vĩnh Cửu) tới Hội Luật gia tỉnh nhờ tư vấn vào tháng 9-2019

Theo bản án phúc thẩm số 02/2022/LĐ-PT, các hợp đồng lao động được ký kết giữa bà Hội với Công ty Chang Shin, thỏa ước lao động tập thể, cũng như nội quy công ty đều không thỏa thuận hoặc quy định rút ngắn thời giờ làm việc. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 166, Bộ luật Lao động năm 2012, thì NLĐ cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Mặt khác, theo Văn bản số 536/LĐTBXH-PC ngày 2-3-2021 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội thể hiện “Việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian theo quy định tại Khoản 2, Điều 166, Bộ luật Lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động; việc không thực hiện quy định này của người sử dụng lao động là chưa phù hợp với quy định của pháp luật”. Do đó, từ ngày Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1-5-2013, Công ty Changshin không rút ngắn thời giờ làm việc, hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian đối với bà Hội là vi phạm pháp luật lao động, không đảm bảo quyền lợi của NLĐ.

Chính vì vậy, bản án phúc thẩm tuyên buộc Công ty Changshin phải trả tiền lương rút ngắn thời giờ làm việc từ năm 2013 - 2018 cho bà Hội là 1.619,5 giờ tương đương số tiền trên 106 triệu đồng. Tuy nhiên, trước đó, Công ty Chanshin đã chi trả cho bà Hội 1 phút trong ngày làm việc quá giờ quy định với số tiền hơn 2,5 triệu đồng suốt từ năm 2013 -2018. Do đó, nay công ty chỉ phải thực hiện chi trả số tiền còn lại là trên 103 triệu đồng.

Được biết, sau khi nghỉ hưu, bà Hội tiếp tục làm việc tại Công ty Chanshin theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn 2 năm (từ ngày 27-12-2010 đến ngày 26-12-2012) và hợp đồng lao động không xác định thời hạn kể từ ngày 27-12-2012, với công việc là chăm sóc sức khỏe, thời gian làm việc 8 giờ/ngày. Ngày 3-12-2018, công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bà, tiền lương và phụ cấp trước khi nghỉ việc là trên 12,3 triệu đồng/tháng.

Do ngày 3-10-2012, bà Hội tròn 55 tuổi nhưng vẫn làm việc 8 giờ/ngày cho tới khi nghỉ việc vẫn không được công ty chi trả tiền làm vượt quá giờ quy định. Chính vì vậy, bà Hội yêu cầu công ty chi trả cho bà số giờ làm việc quá quy định trên nhưng công ty chỉ đồng ý chi trả cho bà 1 phút làm thêm giờ trong ngày.

Nhận thấy công ty chi trả như vậy là không đúng nên bà Hội khởi kiện vụ việc ra Tòa án nhân dân H.Vĩnh Cửu để đòi quyền lợi. Ngày 21-8-2020, Tòa án nhân dân H.Vĩnh Cửu đưa vụ việc ra xét xử, đồng thời ban hành bản án số 01/2020/LĐ-ST với phán quyết bác yêu cầu khởi kiện của bà Hội, công nhận việc Công ty Changshin không đồng ý chi trả khoản thời gian làm vượt quá giờ của bà Hội là đúng pháp luật.

Chính vì vậy, bà Hội kháng cáo và nay được bản án phúc thẩm số 02/2022/LĐ-PT ngày 10-1-2022 của Tòa án nhân dân tỉnh tuyên đúng nguyện vọng của bà.

                                     Đoàn Phú

Tin xem nhiều