Báo Đồng Nai điện tử
En

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập

03:06, 18/06/2021

(ĐN) - Sáng 18-6, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm triển khai đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 và đặt ra hướng đi tiếp theo. Dự hội nghị ở điểm cầu trực tuyến tại trụ sở UBND tỉnh có Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ, lãnh đạo các sở ngành, Phòng GD-ĐT các huyện và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

(ĐN) - Sáng 18-6, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm triển khai đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 và đặt ra hướng đi tiếp theo. Dự hội nghị ở điểm cầu trực tuyến tại trụ sở UBND tỉnh có Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ, lãnh đạo các sở ngành, Phòng GD-ĐT các huyện và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ, lãnh đạo các sở ngành, Phòng GD-ĐT các huyện và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh dự hội nghị
    Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ, lãnh đạo các sở ngành, Phòng GD-ĐT các huyện và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh dự hội nghị

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT trong 8 năm thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập, mạng lưới 17.459 cơ sở giáo dục thường xuyên được định hình, bao gồm các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, gần 10.500 trung tâm học tập cộng đồng, trên 6.000 trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm giáo dục kỹ năng sống…

Thành quả của việc thúc đẩy phát triển xã hội học tập là phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Trong 8 năm, các địa phương đã xóa mù chữ cho trên 300.000 người độ tuổi 15-60. Nhiều mô hình, hoạt động hữu ích được triển khai như quỹ khuyến học, dòng họ khuyến học, xây dựng thư viện, tủ sách dùng chung đến tận các xã, phường ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết vẫn còn những hạn chế như công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chức danh mà cán bộ, công chức đảm nhiệm; hoạt động của nhiều trung tâm học tập cộng đồng kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập đa dạng của người dân. Số lượng người tham gia học tập ít, nội dung hoạt động nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, thậm chí có nơi còn tổ chức mang tính hình thức...

Cùng với những sáng kiến, đề xuất triển khai xã hội học tập ở giai đoạn mới, để thúc đẩy phát triển xã hội học tập trước những thách thức mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030". Bộ GD-ĐT đề nghị xúc tiến dự án luật học tập suốt đời để có hành lang pháp lý cho việc thực hiện, cũng tạo động lực mạnh mẽ trong việc phối hợp giữa các bộ, ngành với địa phương trong việc triển khai.

Công Nghĩa

Tin xem nhiều