(ĐN)- Ngày 7-4, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Lê Thị Phương Trâm cho biết, đa số những trường hợp bị thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện thuộc diện BHYT hộ gia đình. Những trường hợp này được chuyển về các bệnh viện hạng thấp hơn/ phòng khám đa khoa tư nhân/ trung tâm y tế/ trạm y tế trong tỉnh.
(ĐN)- Ngày 7-4, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Lê Thị Phương Trâm cho biết, đa số những trường hợp bị thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện thuộc diện BHYT hộ gia đình. Những trường hợp này được chuyển về các bệnh viện hạng thấp hơn/ phòng khám đa khoa tư nhân/ trung tâm y tế/ trạm y tế trong tỉnh.
Bệnh nhân đăng ký khám bệnh bằng thẻ One - Card tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai |
Trước khi cơ quan BHXH tỉnh thực hiện điều chuyển nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người dân tại 2 bệnh viện tuyến tỉnh, số thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai là 130 ngàn thẻ. Đến nay, bệnh viện chưa nắm được số lượng thẻ còn lại là bao nhiêu.
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai thông báo, đối với những bệnh nhân ngoại trú (chỉ đến bệnh viện khám bệnh, nhận thuốc rồi đi về mà không nằm viện), khi thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cần phải có giấy chuyển tuyến và vẫn được đảm bảo quyền lợi khi tham gia BHYT.
Những bệnh nhân trước đây được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có sử dụng thẻ One Card (thẻ vừa dùng để đăng ký khám bệnh vừa để thanh toán viện phí) nhưng nay bị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì khi có giấy chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sẽ không dùng thẻ One – Card để đăng ký mà đăng ký trực tiếp tại quầy tiếp nhận. Sau khi kết thúc khám, chữa bệnh có thể thanh toán viện phí bằng thẻ One - Card bình thường.
Trường hợp bệnh nhân nào có nhu cầu rút số tiền còn lại trong thẻ One – Card thì có thể rút trực tiếp tại các cây ATM (cách rút tương tự như rút tiền trong thẻ ATM) hoặc rút tiền tại Ngân hàng Vietinbank nếu quên mật khẩu thẻ.
Hạnh Dung