Báo Đồng Nai điện tử
En

Không nên "gắn nhãn" học sinh "cá biệt"

04:04, 28/04/2021

(ĐN) - Sáng 28-4, Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức phối hợp với Hội KHoa học – Tâm lý giáo dục tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo chuyên đề "Học sinh của bạn có thực sự cá biệt". Hội thảo thu hút gần 50 giáo viên các trường Tiểu học, THCS trong tỉnh đến dự.

 

(ĐN) - Sáng 28-4, Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức phối hợp với Hội KHoa học – Tâm lý giáo dục tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo chuyên đề “Học sinh của bạn có thực sự cá biệt”. Hội thảo thu hút gần 50 giáo viên các trường Tiểu học, THCS trong tỉnh đến dự.

Ths Nguyễn Công Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức trao đổi với giáo viên tại hội thảo
Ths Nguyễn Công Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức trao đổi với giáo viên tại hội thảo

Theo Ths Nguyễn Công Bình, Phó giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức, đa phần học sinh bị cho là “cá biệt”, “khó bảo” đều gặp phải khó khăn về nhận thức (khó khăn về trí nhớ, khó khăn về chú ý…), phi nhận thức (cả xúc, điều chỉnh/ kiểm soát hành vi…). Thậm chí, có nhiều em có các rối loạn, bệnh lý về tâm lý (ước tính khoảng 5% học sinh trong trường học bị tình trạng này).

TS Lê Minh Công, Phó trưởng khoa Công tác xã hội, Trường đại học KHXH-NV TP.HCM cho rằng, điều trước tiên là giáo viên không nên “gắn nhãn” “cá biệt” cho học trò, không áp đặt định kiến với trẻ, lắng nghe trẻ, thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng trẻ, khích lệ và tạo cơ hội để học sinh được là chính mình… Bằng cách đó, trẻ sẽ thấy được yêu thương, hạnh phúc và dần tiến bộ.

H.An

Tin xem nhiều