Báo Đồng Nai điện tử
En

Tập huấn về bình đẳng giới, bạo lực giới với người khuyết tật

08:05, 30/05/2020

(ĐN) - Từ ngày 26 đến 29-5, tại Văn miếu Trấn Biên đã diễn ra Hội nghị tập huấn báo cáo viên, giảng viên nguồn tại địa phương về bình đẳng giới, bạo lực giới với người khuyết tật tại Đồng Nai do Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam và Sở Y tế phối hợp tổ chức.

(ĐN) - Từ ngày 26 đến 29-5, tại Văn miếu Trấn Biên đã diễn ra Hội nghị tập huấn báo cáo viên, giảng viên nguồn tại địa phương về bình đẳng giới, bạo lực giới với người khuyết tật tại Đồng Nai do Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam và Sở Y tế phối hợp tổ chức. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho Người khuyết tật” do USAID tài trợ tại tỉnh Đồng Nai.

Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các học viên hoàn thành chương trình Hội nghị tập huấn báo cáo viên, giảng viên nguồn tại địa phương về bình đẳng giới, bạo lực giới với người khuyết tật tại Đồng Nai
Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các học viên hoàn thành chương trình tập huấn

Trong thời gian tập huấn, gần 30 học viên đến từ Trung tâm y tế, bệnh viện, Sở Y tế, Sở LĐTB-XH, Hội LiHPN Việt Nam tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã được các báo cáo viên là chuyên gia về giới đến từ TP.Hồ Chí Minh truyền đạt một số nội dung liên quan đến: kỹ năng chăm sóc người khuyết tật có yếu tố giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới với người khuyết tật, bình đẳng giới với người khuyết tật… Những học viên hoàn thành khóa học được cấp chứng chỉ và sẽ trở thành nguồn báo cáo viên trực tiếp ở cơ sở trong các chương trình tập huấn dành cho người khuyết tật, gia đình người khuyết tật ở cấp xã, phường, thị trấn.

Dự kiến trong tháng 6-2020, Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam và Sở Y tế sẽ phối hợp tổ chức thêm 3 Hội nghị tập huấn báo cáo viên, giảng viên nguồn tại địa phương về bình đẳng giới, bạo lực giới với người khuyết tật tại Đồng Nai dành cho cán bộ y tế cấp xã, người chăm sóc, thân nhân người khuyết tật…

Tin và ảnh: Võ Tuyên

Tin xem nhiều